Ba Lan lại vận động EU điều tra chống độc quyền đối với Gazprom

16:32 | 20/12/2021

504 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Bộ trưởng Khí hậu Ba Lan Anna Moska (09/12) cho biết, Ủy ban châu Âu (EC) cần khởi động vụ kiện chống độc quyền mới đối với Gazprom vì đã đủ căn cứ pháp lý.
Ba Lan lại vận động EU điều tra chống độc quyền đối với Gazprom

EC có rất nhiều công cụ điều tra chống độc quyền. Quan chức Ba Lan cũng phàn nàn rằng, không hiểu vì lý do gì mà EC vẫn chưa khởi động tiến trình kiện tụng, đồng thời nhấn mạnh, Chính phủ Ba Lan đã gửi tài liệu bổ sung phục vụ quá trình khởi kiện của EC, dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 12/2021. Đại diện Chính phủ Ba Lan cũng dự định gặp Cao ủy châu Âu về năng lượng Kadri Simson trong thời gian tới để tái khẳng định lập trường của nước này. Trang tin Vedomosti mới đây đã có bài viết xung quanh việc Ba Lan đang tích cực vận động Liên minh châu Âu (EU) khởi động vụ kiện chống độc quyền mới nhằm vào Gazprom - nhà cung cấp khí đốt chính cho thị trường này.

Đây không phải là lần đầu tiên Ba Lan đề xuất lên EC cáo buộc chống lại Gazprom vi phạm các tiêu chuẩn chống độc quyền của châu Âu. Vào năm 2012, theo đề xuất của một số thành viên EU, trong đó có Ba Lan, EU đã tiến hành một trong những cuộc điều tra chống độc quyền lớn nhất trong lịch sử. Năm 2015, EC đã đưa ra cáo buộc chính thức đối với Gazprom sau cuộc kiểm toán năm 2015. Theo đó, nhà cung cấp khí đốt Nga bị cáo buộc lạm dụng vị trí thống trị trên thị trường khí đốt châu Âu, áp đặt giá khí đốt tăng cao. Theo ước tính của EC, mức tăng giá khí lên tới 40%. Gazprom sau đó bị cảnh cáo, có thể bị phạt 10% doanh thu (tương đương khoảng 5 tỷ USD) nếu tái phạm, đồng thời chi phí khí đốt của hãng bị ràng buộc vào các tiêu chuẩn châu Âu.

Năm 2018, vụ việc khép lại. Phía Gazprom đã tìm cách tránh bị trừng phạt. Phía EU thì đặt giới hạn các quy định mà tập đoàn khí đốt của Nga có nghĩa vụ tuân thủ trong vòng ít nhất 8 năm. Ngoài ra, Gazprom còn có nghĩa vụ dỡ bỏ các hạn chế trong hợp đồng để đảm bảo khí đốt tự do luân chuyển giữa người tiêu dùng ở khu vực Trung Âu và Đông Âu, cũng như kết nối các thị trường khí đốt bị cô lập ở Bulgaria, Estonia, Latvia và Litva với những thị trường khí đốt lân cận trong EU. Điều này giúp các nước thành viên EU dễ dàng mua, bán khí đốt với nhau. Tại thời điểm đó, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của Gazprom A.Medvedev cho biết, hãng hài lòng với quyết định của EU và coi đây là kết quả có thể chấp nhận được đối với toàn bộ thị trường khí đốt châu Âu.

Một năm sau vào tháng 9/2019, tòa án EU đã tiếp nhận đơn kiện của công ty dầu khí nhà nước Ba Lan PGNiG. Phía PGNiG đã tìm cách hủy bỏ quyết định của EC năm 2016 về việc cho phép Gazprom tải tới 90% công suất của đường ống dẫn khí đốt OPAL đi qua địa phận của Đức và Cộng hòa Séc. Đường ống cũng là một nhánh của Dự án North Stream. EC đã cho phép Gazprom tham gia đấu giá 40% công suất vận chuyển đường ống OPAL (khoảng 12,8 tỷ m3), đồng thời giữ độc quyền sử dụng 50% công suất còn lại của đường ống này. Đơn kiện của phía Ba Lan nhằm hủy bỏ quyết định này. Năm 2020, Tòa trọng tài Stockholm đã ra phán quyết có lợi cho PGNiG. Theo đó, PGNig đạt được bản sửa đổi các điều khoản của “Hợp đồng Yamal” (một thỏa thuận năm 1996 về cung cấp khí đốt qua đường ống dẫn khí Yamal - Europe) với Gazprom. Giá khí nhập khẩu từ Nga được tính toán lại kể từ năm 2014.

Bước vào năm 2021, châu Âu bước vào mùa đông với sự thiếu hụt khí đốt kỷ lục trong các cơ sở lưu trữ ngầm và giá khí tăng kỷ lục. Theo số liệu của Gas Infrastructure Europe (GIE) ngày 07/12/2021, các cơ sở lưu trữ khí ngầm ở EU mới chỉ đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 65% (tương đương 70 tỷ m3), thấp hơn nhiều so với mức 94% cùng kỳ năm 2020. Theo sàn giao dịch liên lục địa ICE, giá hợp đồng khí đốt tháng 01/2022 tại trung tâm TTF, Hà Lan được giao dịch ngày 09/12 vừa qua ở mức 1230 USD/1000m3.

Trong tình hình này, việc yêu cầu liên kết các hợp đồng khí dài hạn với Gazprom và chuyển từ giá khí neo giá dầu sang giá khí đốt giao ngay của EU đã dẫn đến việc giá khí tăng vọt thời gian qua. Cuộc khủng hoảng khí đốt ở Moldova vào mùa thu 2021 có nguyên nhân chính là do chính quyền Moldova chưa sẵn sàng ký hợp đồng dài hạn với Gazprom vì giá khí giao ngay đã tăng nhiều lần. Kết quả là, Moldova đã thuyết phục Gazprom giữ mức giá hỗn hợp trong hợp đồng mới với việc hạch toán một phần hợp đồng trên cơ sở giá khí neo giá dầu.

Việc giá khí đốt tăng mạnh từ cuối tháng 8 đã kéo theo giá các loại nhiên liệu tăng mạnh, gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu. Đồng thời, phía Gazprom vốn đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ trong những hợp đồng dài hạn, không vội vàng tăng nguồn cung thông qua hệ thống đường ống trung chuyển qua Ukraine cũng như đường ống dẫn khí Yamal-Europe. Phía Gazprom đã từ chối tăng thêm công suất bổ sung trong khuôn khổ các cuộc đấu giá. Tập đoàn cũng ngừng giao dịch trên trang điện tử của mình.

Vào tháng 10/2021, trong bối cảnh giá khí giao ngay tại EU tăng lên gần 2000 USD/1000 m3. Cao ủy châu Âu về năng lượng K.Simson cho rằng, các cơ quan chức năng của EU đã nghiên cứu kỹ vấn đề về mối liên hệ có thể xảy ra giữa việc giá năng lượng tăng và vi phạm các quy định chống độc quyền của các nhà cung cấp khí đốt chính cho EU, trong đó không đề cập đến Gazprom.

Với tình hình hiện nay, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, chính quyền Ba Lan đang nỗ lực sử dụng tất cả đòn bẩy của mình để gây áp lực lên Gazprom. Bằng các đề xuất điều tra Gazprom, PGNiG đang cố gắng ép Gazprom phải cung cấp khí đốt cho mình với giá chiết khấu như phía Ba Lan đã đề nghị vào tháng 10/2021. Đáng chú ý là Ba Lan đã bỏ qua vấn đề ảnh hưởng của các nhà cung cấp khí đốt khác cho EU, nhất là Na Uy và các nhà cung cấp khí hóa lỏng.

Giới chuyên gia luật của Nga nhận định, ngoài việc hướng đến phạt tiền, Ba Lan sẽ có thể hối thúc EC thực hiện các biện pháp phạt hành chính để đáp trả việc vi phạm các tiêu chuẩn chống độc quyền của liên minh. Đó là bất kì hạn chế nào liên quan cung cấp khí đốt, làm phức tạp thêm hoạt động của Gazprom. Tuy nhiên, chính quyền Ba Lan hiện chưa đủ cơ sở để bắt đầu một cuộc điều tra chống độc quyền mới. Phía Ba Lan không có bằng chứng xác thực Gazprom có những vi phạm quy định chống độc quyền.

Chính quyền Ba Lan vốn thường xuyên đưa ra những cáo buộc chống lại Gazprom. Tuy nhiên, ngay cả khi một cuộc điều tra được mở ra, khả năng xảy ra hậu quả nghiêm trọng đối với tập đoàn dầu khí hàng đầu của Nga là rất thấp.

Tiến Thắng

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 119,300 121,300
AVPL/SJC HCM 119,300 121,300
AVPL/SJC ĐN 119,300 121,300
Nguyên liệu 9999 - HN 11,380 11,560
Nguyên liệu 999 - HN 11,370 11,550
Cập nhật: 30/04/2025 01:02
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 114.000 117.000
TPHCM - SJC 119.300 121.300
Hà Nội - PNJ 114.000 117.000
Hà Nội - SJC 119.300 121.300
Đà Nẵng - PNJ 114.000 117.000
Đà Nẵng - SJC 119.300 121.300
Miền Tây - PNJ 114.000 117.000
Miền Tây - SJC 119.300 121.300
Giá vàng nữ trang - PNJ 114.000 117.000
Giá vàng nữ trang - SJC 119.300 121.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 114.000
Giá vàng nữ trang - SJC 119.300 121.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 114.000
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 114.000 117.000
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 114.000 117.000
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 114.000 116.500
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 113.880 116.380
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 113.170 115.670
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 112.940 115.440
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 80.030 87.530
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.800 68.300
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 41.110 48.610
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 104.310 106.810
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 63.720 71.220
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 68.380 75.880
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.870 79.370
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 36.340 43.840
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 31.100 38.600
Cập nhật: 30/04/2025 01:02
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,220 11,740
Trang sức 99.9 11,210 11,730
NL 99.99 11,220
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 11,220
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,450 11,750
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,450 11,750
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,450 11,750
Miếng SJC Thái Bình 11,930 12,130
Miếng SJC Nghệ An 11,930 12,130
Miếng SJC Hà Nội 11,930 12,130
Cập nhật: 30/04/2025 01:02

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16147 16414 16989
CAD 18249 18525 19144
CHF 30848 31225 31876
CNY 0 3358 3600
EUR 28969 29238 30269
GBP 34033 34423 35366
HKD 0 3221 3424
JPY 175 179 185
KRW 0 0 19
NZD 0 15183 15773
SGD 19321 19601 20131
THB 694 757 810
USD (1,2) 25744 0 0
USD (5,10,20) 25783 0 0
USD (50,100) 25811 25845 26190
Cập nhật: 30/04/2025 01:02
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,800 25,800 26,160
USD(1-2-5) 24,768 - -
USD(10-20) 24,768 - -
GBP 34,390 34,483 35,413
HKD 3,289 3,299 3,399
CHF 31,095 31,191 32,064
JPY 178.74 179.06 187.04
THB 742.99 752.17 804.51
AUD 16,458 16,518 16,970
CAD 18,515 18,574 19,078
SGD 19,526 19,587 20,206
SEK - 2,661 2,753
LAK - 0.92 1.27
DKK - 3,899 4,034
NOK - 2,465 2,551
CNY - 3,535 3,631
RUB - - -
NZD 15,167 15,308 15,752
KRW 16.79 17.5 18.8
EUR 29,152 29,175 30,417
TWD 727.19 - 880.35
MYR 5,616.82 - 6,337.58
SAR - 6,809.34 7,167.29
KWD - 82,536 87,774
XAU - - -
Cập nhật: 30/04/2025 01:02
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,810 25,820 26,160
EUR 29,049 29,166 30,278
GBP 34,271 34,409 35,385
HKD 3,284 3,297 3,404
CHF 31,057 31,182 32,088
JPY 178.38 179.10 186.56
AUD 16,381 16,447 16,978
SGD 19,500 19,578 20,111
THB 759 762 795
CAD 18,457 18,531 19,048
NZD 15,245 15,755
KRW 17.26 19.01
Cập nhật: 30/04/2025 01:02
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25900 25900 26200
AUD 16213 16313 16981
CAD 18322 18422 19077
CHF 31082 31112 31998
CNY 0 3539.5 0
CZK 0 1140 0
DKK 0 3965 0
EUR 29140 29240 30113
GBP 34323 34373 35483
HKD 0 3358 0
JPY 176.15 177.15 186.18
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.7 0
LAK 0 1.141 0
MYR 0 6161 0
NOK 0 2507 0
NZD 0 15285 0
PHP 0 434 0
SEK 0 2711 0
SGD 19470 19600 20333
THB 0 723.1 0
TWD 0 796 0
XAU 11900000 11900000 12130000
XBJ 10500000 10500000 12130000
Cập nhật: 30/04/2025 01:02
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,820 25,870 26,203
USD20 25,820 25,870 26,203
USD1 25,820 25,870 26,203
AUD 16,367 16,517 17,588
EUR 29,308 29,458 30,633
CAD 18,380 18,480 19,796
SGD 19,550 19,700 20,178
JPY 179.17 180.67 185.32
GBP 34,437 34,587 35,385
XAU 11,928,000 0 12,132,000
CNY 0 3,425 0
THB 0 759 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 30/04/2025 01:02