Ấn Độ dự đoán nhu cầu khí đốt tự nhiên trong nước tăng 500%
Mặc dù Thủ tướng Ấn Độ không đưa ra khung thời gian cụ thể cho sự gia tăng nhu cầu lớn này, nhưng ông nói rằng nhu cầu năng lượng của đất nước sẽ cao nhất trong thập kỷ hiện tại.
Tuyên bố của ông Modi, được đưa ra trong lễ khai mạc Tuần lễ Năng lượng Ấn Độ năm 2023, trùng với một báo cáo gần đây của OPEC dự kiến Ấn Độ sẽ là nước đóng góp lớn nhất cho nhu cầu gia tăng. Quốc gia Nam Á dự kiến sẽ bổ sung thêm khoảng 6,3 triệu thùng/ngày cho đến năm 2045.
Nhìn chung, OPEC nhận thấy nhu cầu tăng lên 110 triệu thùng/ngày vào năm 2045, tăng từ 97 triệu thùng/ngày vào năm 2021.
Ông Modi dự đoán thị phần của Ấn Độ trong nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng từ 5% lên 11%.
Thủ tướng Ấn Độ đã tận dụng cơ hội này để nêu bật các kế hoạch của đất nước nhằm thúc đẩy thăm dò và khai thác, mà ông cho rằng sẽ mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư. Hiện tại, Ấn Độ phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng khoảng 85% nhu cầu năng lượng của mình, trong đó Ấn Độ và Trung Quốc là những nhà nhập khẩu dầu và khí đốt lớn nhất thế giới.
Được biết, Ấn Độ sẽ loại bỏ các hạn chế đáng kể đối với hoạt động thăm dò, giảm bớt các khu vực "cấm" đối với các công ty E&P. Ấn Độ cũng có kế hoạch mở rộng công suất lọc dầu, cùng với công suất nhập khẩu LNG vào năm 2030.
Châu Á hiện là khách hàng mua dầu thô lớn nhất của Nga kể từ khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt sau cuộc xung đột Nga - Ukraine. Theo dữ liệu của Reuters, khoảng 70% lô hàng Ural của Nga bốc trong tháng 1 đã được chuyển đến Ấn Độ.
Cùng ngày, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ, Hardeep Singh Puri, cũng cho biết rằng, các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ không khiến cho nước này xa lánh dầu của Nga.
Bình An
-
5 lý do khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu ảm đạm
-
Lực lượng vũ trang lâu đời nhất thế giới tái khởi động cuộc chiến với các công ty dầu mỏ
-
Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ liên tục bàn luận về việc tăng sản lượng dầu
-
Giá dầu hôm nay (13/9): Dầu thô tiếp tục tăng giá
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 13/9: Giá dầu thế giới giữ vững đà tăng