Ai chịu trách nhiệm vụ sập nhà cổ ở Hà Nội?
![]() | [Ảnh-VIDEO] Sập nhà cổ ở Hà Nội, nhiều người bị vùi lấp |
Như đã thông tin, ngày 22/9, ngôi nhà cổ ở số 107 phố Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội) sụp đổ khiến 2 người thiệt mạng, 6 người bị thương.
Ngay sau đó, các cơ quan chức năng đã tổ chức tìm kiếm, cứu hộ người gặp nạn. Lực lượng cứu hộ đã tổ chức cứu hộ hơn 10 người dân sống ở khu vực xung quanh ra khỏi khu vực tòa nhà bị đổ và kịp thời tổ chức đưa người bị thương đi cấp cứu.
Theo ông Đoàn Duy Hoạch, Phó tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt, nguyên nhân của sự việc là do trời mưa lâu ngày làm thấm dột. Hơn nữa, do ngôi nhà quá cũ nên đã bị sập phần mái và tường tầng 2. Khung nhà tầng 1 vẫn còn nguyên vẹn. Ngôi nhà này được Tổng công ty Đường sắt sử dụng từ sau năm 1955, nhiều lần được sửa chữa, gia cố lắp mái tôn để chống dột.
![]() |
Ngôi nhà bị sập nhà nhìn từ trên cao |
Sau khi xảy ra vụ sập nhà cổ trên phố Trần Hưng Đạo, ông Trần Việt Trung – Phó Giám đốc Sở Xây dựng đã có văn bản, báo cáo UBND thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo của Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phải chịu trách nhiệm về sự việc này. Đồng thời Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phải giải quyết, khắc phục và xử lý sự cố vụ sập nhà cổ ở 107 Trần Hưng Đạo theo quy định của pháp luật và trách nhiệm của chủ quản lý sử dụng công trình.
Theo báo cáo này, khu nhà 107 phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội) do Nhà nước đã quản lý. Từ năm 1955, Tổng cục Đường sắt tiếp nhận, quản lý và khai thác ổn định khu vực Ga Hàng Cỏ (trong đó có khu nhà 107 phố Trần Hưng Đạo).
Khu nhà này được xây dựng từ thời Pháp, có 2 tầng, diện tích 643m2 và được Ban quản lý dự án Đường sắt khu vực 1 sử dụng làm trụ sở. Trong thời gian sử dụng, Ban quản lý dự án Đường sắt khu vực 1 đã cho 62 hộ dân thuê nhà ở tại nhà 107 phố Trần Hưng Đạo.
![]() |
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân |
Cũng theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, đơn vị này sẽ đề nghị giao Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế Xây dựng Hà Nội tổ chức giám định, xác định nguyên nhân sự cố, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến công trình và các công trình liền kề, báo cáo UBND Thành phố để chỉ đạo, giải quyết.
Sở Xây dựng cũng đề nghị UBND thành phố Hà Nội và các đơn vị có liên quan kiểm tra, di chuyển các hộ dân trong khu vực nguy hiểm, phong tỏa khu vực nguy hiểm, tổ chức chống đỡ không để công trình tiếp tục sập đổ và xảy ra thiệt hại về người và tài sản.
Minh - Hinh
Năng lượng Mới
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025