ADB phê duyệt lộ trình mới về định hướng phát triển đến năm 2030
![]() |
Ông Masatsugu Asakawa - Chủ tịch ADB |
Dựa trên các số liệu tại báo cáo đánh giá giữa kỳ Chiến lược 2030 của ADB, ông Masatsugu Asakawa - Chủ tịch ADB cho biết: “Những cú sốc liên tiếp đã làm chệch hướng nhiều năm tiến trình phát triển ở Châu Á và Thái Bình Dương. ADB đang cập nhật tầm nhìn, mở rộng năng lực tài chính và hiện đại hóa phương pháp tiếp cận hoạt động của mình để giúp các thành viên ứng phó với những thách thức chưa từng có, bao gồm cuộc khủng hoảng khí hậu đang gia tăng, khủng hoảng y tế công cộng và tình trạng dễ bị tổn thương về kinh tế và tài chính”.
Lộ trình mới mới của ADB cũng sẽ bao hàm cả nhiệm vụ chống đói nghèo và cải thiện cuộc sống và sinh kế của người dân. Bên cạnh đó, ADB sẽ tập trung sâu hơn vào năm vấn đề phát triển cấp bách nhất của khu vực: hành động vì khí hậu, phát triển khu vực tư nhân, hợp tác khu vực và dịch vụ công, chuyển đổi kỹ thuật số, khả năng phục hồi và trao quyền.
![]() |
ADB cam kết đạt hơn 100 tỷ USD tài chính khí hậu lũy kế từ năm 2019 đến năm 2030. |
Để thúc đẩy ứng phó của khu vực đối với biến đổi khí hậu, ADB sẽ đặt mục tiêu tài chính khí hậu đạt 50% tổng khối lượng tài chính cam kết hàng năm vào năm 2030. ADB cam kết đạt hơn 100 tỷ USD tài chính khí hậu lũy kế từ năm 2019 đến năm 2030.
Để mở rộng phát triển khu vực tư nhân, ADB sẽ đặt mục tiêu đạt tổng tài trợ cho khu vực tư nhân là 13 tỷ USD vào năm 2030, gấp ba lần khối lượng hiện tại. Điều này sẽ bao gồm cả tài trợ từ tài khoản riêng của ADB và tất cả các khoản huy động trực tiếp, bao gồm tối thiểu 4,5 tỷ USD trong huy động vốn tư nhân. Ngoài ra, ADB cũng đặt mục tiêu 40% các hoạt động khu vực công sẽ đóng góp có ý nghĩa vào sự phát triển của khu vực tư nhân vào năm 2030.
![]() |
Lộ trình mới được phê duyệt cho thấy tham vọng và đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm đầy khó khăn cho ADB |
Kể từ tháng 6/2023, ADB bắt đầu thực hiện những cải cách đối với cách thức hoạt động. Việc triển khai mô hình hoạt động mới đang tăng cường năng lực của ADB với tư cách là ngân hàng khí hậu của khu vực; tăng cường công tác phát triển khu vực tư nhân và huy động đầu tư tư nhân; cung cấp nhiều giải pháp phát triển chất lượng cao hơn cho các quốc gia thành viên đang phát triển; và hiện đại hóa các cách thức làm việc để phản ứng nhanh hơn, linh hoạt hơn và gần gũi hơn với khách hàng. Đến tháng 9/2023, ADB đã phê duyệt các cải cách quản lý vốn với 100 tỷ USD cho năng lực tài trợ.
Minh Đức
-
VPBank và MobiFone ký kết hợp tác chiến lược: Định hình mô hình dịch vụ tài chính - viễn thông tích hợp toàn diện
-
Giảm lãi suất vay mua nhà ở xã hội cho người trẻ xuống còn 5,9%/năm
-
Tổ chức tín dụng chính thức có quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu
-
Vốn tín dụng là "nhiên liệu" cho cỗ xe kinh tế tư nhân bứt tốc từ Nghị quyết 68
-
Trái phiếu xanh: Công cụ tài chính quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero