900 tuyến đường nào ở TP HCM đủ điều kiện thu phí vỉa hè?
Sở GTVT TP HCM vừa có công văn hướng dẫn thực hiện một số quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố, trong đó có danh sách cụ thể gần 900 tuyến đường chia theo 5 khu vực đủ điều kiện.
Khu vực 1 có 207 tuyến; khu vực 2 có 277 tuyến; khu vực 3 có 248 tuyến; khu vực 4 có 125 tuyến và 11 tuyến thuộc huyện Cần Giờ - khu vực 5. Các địa phương sẽ tiếp tục cập nhật những tuyến khác đủ điều kiện.
![]() |
(Nguồn: Sở Giao thông Vận tải TP HCM). |
Cụ thể, các địa phương có nhiều tuyến đường được "trưng dụng" cho thu phí gồm quận Tân Phú (hơn 130 tuyến); quận 1, Tân Bình và huyện Bình Chánh (gần 100 tuyến); quận 7, 8, 11, Bình Thạnh (hơn 50 tuyến)...
Nhiều đường được dùng toàn bộ dọc tuyến tập trung ở quận 1, 7, Bình Thạnh, Tân Phú. Những quận, huyện khác và TP Thủ Đức thì rải rác từ chục tuyến trở lên.
Theo hướng dẫn của Sở GTVT, hè phố đủ điều kiện thu phí phải rộng ít nhất 3m, trong đó 1,5m dành cho người đi bộ. Còn với lòng đường, sau khi chừa lại ít nhất 2 làn ô tô cho một chiều đi, phần còn lại phải xem xét nếu đủ điều kiện mới tổ chức các hoạt động khác ngoài mục đích giao thông.
Theo trình tự cấp phép và thu phí, Sở GTVT sẽ đảm nhận thu phí những tuyến cơ quan này quản lý. Các tuyến thuộc quận, huyện quản lý sẽ do địa phương thực hiện.
![]() |
Vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1 được kẻ vạch sơn (Ảnh: An Huy). |
Về mức phí, khu vực 1 có mức thu phí cao nhất cho các hoạt động. Trong đó, mức thu phí cho các hoạt động trừ đỗ xe, trông giữ xe là 100.000 đồng/m2/tháng đối với các tuyến đường trung tâm, 50.000 đồng/m2/tháng đối với các tuyến đường còn lại.
Mức thu phí cho hoạt động trông, giữ xe có thu tiền dịch vụ tại khu vực 1 là 350.000 đồng/m2/tháng cho các tuyến đường khu vực trung tâm và 180.000 đồng/m2/tháng cho các tuyến còn lại.
Đối với các khu vực khác, mức thu phí cho các hoạt động ngoại trừ trông, giữ xe dao động từ 20.000 đồng/m2/tháng đến 30.000 đồng/m2/tháng cho khu vực trung tâm và 20.000 đồng/m2/tháng cho các khu vực còn lại.
Mức thu phí cho hoạt động trông, giữ xe thu phí dao động từ 50.000 đồng/m2/tháng đến 100.000 đồng/m2/tháng cho tuyến đường khu vực trung tâm và 50.000 đồng/m2/tháng đến 70.000 đồng/m2/tháng cho các tuyến đường còn lại.
![]() |
Vỉa hè chia đôi dành phần cho việc đậu xe trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM (Ảnh: Tâm Linh). |
Theo Sở GTVT, việc thu phí sẽ hạn chế dùng tiền mặt để tăng tính minh bạch, không phát sinh thêm nhân sự. Sở đang hoàn thiện đề xuất xây dựng phần mềm quản lý, sau đó sẽ niêm yết công khai tại địa điểm thu và công khai trên trang thông tin điện tử của các đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí, về các mục: tên loại phí, mức thu, phương thức thu và các văn bản quy định thu phí.
Trước đó, tại kỳ họp Hội đồng nhân dân TP HCM lần thứ 11, khóa X, diễn ra ngày 19/9, các đại biểu đã thống nhất thông qua tờ trình về mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn. Theo đó, việc thu phí được áp dụng kể từ ngày 1/1/2024.
Theo thống kê của Sở GTVT, TP HCM có 4.869 đường rộng từ 5m trở lên, trong đó 2.271 tuyến đường có vỉa hè, 929 tuyến đường vỉa hè có bề rộng từ 3m trở lên với chiều dài 673,3km sẽ khai thác. Dự kiến, số tiền thu được sẽ là khoảng 1.522 tỷ đồng/năm (trong đó, thu từ vỉa hè chiếm 63,8%). |
Theo Dân trí
-
Thanh niên TP HCM trải nghiệm AI và nghề làm đẹp
-
Hơn 400 du khách từ Iran đến Việt Nam trên chuyến bay charter VIP đầu tiên
-
Khai mạc Hội thi “Người ươm mầm” lần IV năm 2025
-
Háo hức "check-in" cánh đồng hoa hướng dương bên sông Sài Gòn
-
[VIDEO] Nút giao Vành đai 3 với cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây nhìn từ trên cao
-
Khai mạc chuỗi sự kiện chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
Công bố kết quả PAR Index 2024: Hải Phòng dẫn đầu cả nước, toàn quốc duy trì đà tăng
-
Thông xe 20km cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Bước đột phá trong kết nối hạ tầng vùng Đông Nam Bộ
-
[Chùm ảnh] Ngắm tượng Phật Quan âm cao nhất Đông Nam Á
-
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương