Từ vụ thảm sát ở Paris nghĩ về sự kỳ thị tôn giáo

16:49 | 08/02/2015

3,794 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nhà nghiên cứu về tôn giáo Nguyễn Hùng Vỹ, Giảng viên Khoa Văn học - trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng cách làm của Charlie Hebdo đã gây kích động làn sóng phẫn nộ của tín đồ Hồi giáo.

Việc tạp chí Charlie Hebdo (trụ sở tại Paris, Pháp) lại đưa hình ảnh nhà tiên tri Mohammed (một hành động mà người Hồi giáo cho là xúc phạm đến họ) lên trang bìa của tạp chí này đã khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và nhiều nhà thờ tại Niger bị thiêu rụi trong ngày 17/1 trong một cuộc biểu tình phản đối hành động của tờ tạp chí này.

Nhiều quốc gia Hồi giáo cũng đã lên tiếng không đồng tình với quyết định của tạp chí Charlie Hebdo. Trong khi đó, các quốc gia châu Âu cũng đã phải tăng cường các biện pháp an ninh và đã bắt giữ rất nhiều kẻ được cho là lên kế hoạch tấn công “giống như vụ Charlie Hebdo” xảy ra trước đó.

Trao đổi với PetroTimes, Nhà giáo Nguyễn Hùng Vỹ, người có nhiều nghiên cứu về tôn giáo chia sẻ: Tôn giáo nào cũng có những hạt nhân giá trị; tôn giáo nào cũng có xu hướng trở thành độc tôn, tuy nhiên các tôn giáo phải tôn trọng lẫn nhau.

Lịch sử của tôn giáo đã truyền lại, các tín đồ cần tôn trọng tôn giáo của mình để trở thành độc tôn, chứ không phải bằng cách tiêu diệt, phá hoại tôn giáo khác. Nếu như tín đồ Hồi giáo quan niệm rằng, ngoài người Hồi giáo thì tất cả là kẻ thù thì đó là tư tưởng cực đoan.

Ông Nguyễn Hùng Vỹ cho rằng cách làm của tạp chí Charlie Hebdo đã  kích động làn sóng phẫn nộ của tín đồ Hồi giáo. (Ảnh Thảo Phượng).

 

“Chúng ta có nhiều cách để đấu tranh chống lại tư tưởng cực đoạn này bằng đấu tranh tinh thần như văn chương, nghệ thuật, đấu tranh lại với những mê tín cực đoan của tôn giáo. Kể cả những người không theo tôn giáo, họ có quyền đấu tranh với những mê tín, quan niệm sai lầm của tôn giáo.

Tuy nhiên, phải hiểu rõ rằng việc châm biếm cái tốt đẹp để gây kích động là sai, còn việc châm biếm cái cực đoan, cái sai trái của bản thân tôn giáo ấy mang tính chất góp ý là cần thiết. Không thể có niềm tin chung chung, biểu tượng chung chung, cũng không được kỳ thị tín ngưỡng, tôn giáo khác.

Ví dụ một người bạn có khiếm khuyết, chúng ta có nhiều cách để góp ý cho người ta chứ không phải bằng cách chửi bới, chê bai trước đám đông”, ông Nguyễn Hùng Vỹ nói.

Từ vụ tạp chí Charlie Hebdo đăng tranh biếm họa nhà tiên tri đạo Hồi: Sai lầm từ việc kỳ thị tín ngưỡng, tôn giáo!

Nhiều ý kiến phản đối việc xuất bản công khai các bức tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed. Ảnh: Reuters.

Nói về việc, nhiều đối tượng lợi dụng các tín đồ Hồi giáo biểu tình để gây ra các vụ khủng bố trong thời gian vừa qua, đặc biệt là tại Paris, ông Nguyễn Hùng Vỹ cho rằng: Thực tế thành phần khủng bố luôn trà trộn trong cộng đồng Hồi giáo châu Âu. Quan trọng nhất mỗi tín ngưỡng tôn giáo cần có kỹ thuật và chiến thuật phù hợp với cuộc sống văn minh để tồn tại và phát triển.

“Mọi hành động sai trái của các đối tượng khủng bố gây ra trong thời gian vừa qua sẽ bị trừng trị thích đáng. Tuy nhiên việc các tín đồ tôn giáo tiếp tay cho khủng bố là một điều đáng trách. Nhất là trong những thời điểm “nhạy cảm” như bây giờ”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Hùng Vỹ cũng chia sẻ, không phải đụng đến tín ngưỡng, tôn giáo là điều tối kỵ bởi đến khoa học còn va chạm nhau. Quan trọng là mỗi tín đồ tôn giáo cần có cái nhìn tôn trọng giá trị của nhau, việc góp ý như thế nào và trong thời điểm nào chứ không phải bằng cách kích động gây bạo lực và ảnh hưởng đến cuộc sống chung của các tín đồ tôn giáo.

Thảo Phượng (tổng hợp)

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc