7 năm từ cuộc đối thoại lịch sử của Thủ tướng Chính phủ

11:28 | 09/02/2014

5,861 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Cách đây đúng 7 năm, vào ngày 9/2/2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiến hành đối thoại trực tuyến với nhân dân trong nước và thế giới, một trong số các sự kiện nổi bật trong năm 2007, có tính lịch sử ở Việt Nam.

Cuộc Đối thoại sau chưa đầy 1 tháng (11/1/2007) Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Trong suốt thời gian Thủ tướng đối thoại (từ 8h45 - 12h, ngày 9/2/2007), số lượng truy cập vào địa chỉ www.chinhphu.vn là hơn triệu lượt, với 80% độc giả là người dân ở trong nước truy cập theo dõi trực tuyến.

Ngoài ra, còn có độc giả ở 46 quốc gia và vùng khác từ tất cả các châu lục truy cập. Trong số đó, nước có nhiều người theo dõi nhất, theo thứ tự là Mỹ, Đức, Australia, Singapore, Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Canada, Czech, Anh, Nga. Tiếp đến là nhóm Arập Xê út, Thái Lan, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Hà Lan, Na Uy, Thuỵ Điển, Bỉ...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại với nhân dân ngày 9/2/2007.

Thủ tướng đã trao đổi rất cởi mở, thẳng thắn hơn 40 câu hỏi đại diện cho hơn 20.000 câu được bạn đọc gửi đến và phân theo mức độ quan tâm thiết thực thuộc 9 chủ đề (Bảng 1):

 Chủ đề các câu hỏi/Số câu hỏi/Tỷ lệ:

1/ Đánh giá tình hình phát triển KT-XH năm 2006; số câu hỏi 20, chiếm 0,9%;

2/ Những giải pháp phát triển KT-XH năm 2007 và những năm tiếp theo; số câu hỏi 2.656, chiếm 13,1%;

3/ Cuộc đấu tranh đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; số câu hỏi 5.032, chiếm 24,9%;

4/ Nhà đất, thực hiện các chính sách về nhà đất; số câu hỏi 1.352, chiếm 6,7%;

 5/ Cải cách hành chính; số câu hỏi: 3.300 câu, chiếm 16,3%;

6/ Phát triển giáo dục, văn hóa, y tế; số câu hỏi 3.040 câu, chiếm 15%;

 7/ Phát triển khoa học, công nghệ; số câu hỏi 360, chiếm 1,7%;

 8/ Phòng chống thiên tai, dịch bệnh; số câu hỏi 272, chiếm 1,3%;

9/ Đời sống, việc làm, các chính sách xã hội; số câu hỏi 4.144, chiếm 20,5%.

Như nhận xét của truyền thông trong nước và quốc tế, đây là một trong số các sự kiện nổi bật nhất năm 2007, có tính lịch sử của Việt Nam.

Các hãng tin quốc tế nhận xét, kết quả buổi đối thoại trực tuyến đã nâng uy tín của Việt Nam, có thể sánh với số ít các các quốc gia khác như: Mỹ, Nga, Anh, Nhật... trong việc sử dụng văn hoá giao tiếp mạng giữa người lãnh đạo đất nước với nhân dân.

7 năm và những dấu mốc hiện thực sau cuộc đối thoại lịch sử

Ngoài những văn bản  chính thức, đầy đủ của Chính phủ tại các liên kết dưới đây:

- Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội năm 2011, Kế hoạch phát triến Kinh tế - Xã hội năm 2012 và 5 năm 2011 - 2015 ;

- Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tình hình Kinh tế - Xã hội 5 năm 2006-2010 ;

- Báo cáo của Chính phủ về tình hình Kinh tế - Xã hội năm 2013, kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (2011-2015) và nhiệm vụ 2014-2015; 

Chúng ta thử nhìn lại chặng đường 7 năm qua, những gì đã đạt được trong một số nội dung quan trọng của cuộc đối thoại lịch sử ngày 9/2/2007:

Về kinh tế vĩ mô

Một số quyết  sách đã được Chính phủ kịp thời ban hành đưa vào cuộc sống ngay sau cuộc đối thoại của Thủ tướng, đã tạo được sự tin tưởng và kỳ vọng cao của  trong nước và quốc tế.

Nhìn qua một số chỉ tiêu vĩ mô của năm 2008 (Bảng 2), sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài và của đồng bào ở nước ngoài thể hiện qua sự tăng vọt lượng  FDI và kiều hối, mặc dù từ đầu năm 2008 kinh tế thế giới bắt đầu rơi vào cơn bão suy thoái (giá đầu mỏ tăng gấp hơn 3 lần và giá vàng hơn 2 lần. Các chuyên gia kinh tế ước tính cuộc khủng hoảng này đã gây thiệt hại cho các nền kinh tế toàn cầu tới 30.000 tỷ USD).

Bảng 2. Một số chỉ tiêu vĩ mô 2007-2008-2013

 

Nội dung/Năm

 2007          

 

2008

2013 (ước)

   So sánh

(2013/2007)

Lần

Dân số (người)

84.218.500

85.118.700

90.000.000

1,068

GDP (tỷ USD)

70

89

176

2,514

GDP/người (USD)

843

1052

1960

2,325

Xuất khẩu (tỷ USD)

48

62

121

2,520

Nhập khẩu

62

80

120,5

1,853

Kiều hối

5,5

7,2

11

2,000

Đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện (tỷ USD)

8

11,5

11,5

1,437

%chỉ số giá bán lẻ CPI

12,63

19,89

6,04

 

GDP toàn cầu (tỷ USD)

        55.827

61.363

74.171 

1,328


Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế xã hội nước ta, Chính phủ đã nỗ lực điều chỉnh chính sách nhằm ứng phó với những biến động của kinh tế thế giới, từ thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát (năm 2008) sang kích cầu đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng (năm 2009), và thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt để kiềm chế lạm phát (từ năm 2010) nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng.

Phân tích Bảng 2 ở trên, sau 7 năm kinh tế toàn cầu chật vật tìm cách vượt qua cơn bão suy thoái để cố đạt mức tăng GDP danh nghĩa hơn 1,3 lần, thì Việt Nam đã nỗ lực tăng được hơn 2,5 lần cả GDP và GDP trên đầu người dân.

Qua sự so sánh này chúng ta mới thấy sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị nói chung và của Chính phủ nói riêng, đã được cả nước và quốc tế ghi nhận.

Đấu tranh phòng chống tham nhũng

Tháng 9 /2007, Luật Phòng chống tham nhũng đã được sửa đổi và tiếp tục điều chỉnh vào năm 2012. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 21/CP-NQ ngày 12/5/2009 về Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng.

Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế. Trong giai đoạn 2007- 2013, đã truy tố gần 2.200 vụ án về tham nhũng với gần 5.300 bị can; xét xử 1.900 vụ với trên 4.300 bị cáo (đây chính là những ung nhọt). Các vụ án tham nhũng lớn đã, đang và sẽ đưa ra xét xử nghiêm minh, theo đúng quy định của pháp luật.

Người đứng đầu Chính phủ cũng thẳng thắn nêu rõ: “Những kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém trong phòng chống tham nhũng có phần đóng góp cũng như trách nhiệm của Ủy viên Bộ Chính trị - Thủ tướng Chính phủ” khi chốt lại nội dung trả lời câu hỏi này.

Sau 5 năm (2006-2010) thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và 5 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, các cấp ủy Đảng đã kiểm tra gần 1,9 triệu đảng viên, phát hiện hơn 11.590 đảng viên vi phạm; thi hành kỷ luật hơn 2.950 trường hợp. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xử lý, hoặc kiến nghị xử lý 4 Ủy viên Trung ương Đảng (trong nhiệm kỳ X), 17 Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban cán sự Đảng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, ngành; 2 Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn kinh tế Nhà nước; toàn ngành Thanh tra và các cấp, ngành đã triển khai hơn 62.990 cuộc thanh tra, kiểm tra, đã kết thúc hơn 52.670 cuộc.

Qua thanh tra, đã phát hiện, kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với gần 1.620 tập thể, hơn 11.970 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hơn 460 vụ việc; kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước hơn 20.740 tỉ đồng và gần 993.980 USD.

Gần 1.460 vụ án tham nhũng với hơn 3.150 bị can được khởi tố; truy tố hơn 1.600 vụ, gần 3.890 bị can. Xét xử 1.455 vụ, gần 3.390 bị cáo…

Nhận định mức độ nghiêm trọng của tội phạm tham nhũng và để huy động toàn bộ hệ thống chính trị trong cuộc đấu tranh với “giặc nội xâm” nguy hiểm này, BCH Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tại Quyết định số 162/QĐ-TW, ngày 01/02/2013.

Cải cách hành chính

Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011. Mặc dù có một số thành tựu đã đạt được từ việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 đến nay, đặc biệt là thủ tục hành chính. Tuy nhiên, về thể chế, chất lượng nhân sự, tổ chức bộ máy và tài chính công kết quả chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới cũng như bức xúc của nhân dân.

Xã hội

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm, bình quân 2%/năm, các huyện miền núi khó khăn thì khoảng 4%/năm. Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường, đời sống người dân không ngừng được cải thiện.

Cụ thể, nếu bình quân giai đoạn 2008-2012 nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước khoảng 90.000 tỷ đồng/năm thì chỉ 3 năm sau Đại hội XI của Đảng, tức là từ năm 2011-2013, nguồn lực dành cho hộ nghèo tăng lên khoảng 120.000 tỷ đồng/năm.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 về chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, với mục tiêu trong 4 năm (2009-2012) hỗ trợ về nhà ở cho khoảng 500.000 hộ nghèo.

Tính đến cuối năm 2012, cả nước đã có 531.000 hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở.

Chính vì vậy, Việt Nam đã được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo.

Về giao thông nông thôn (GTNT), từ năm 2008- 2013, các địa phương trên cả nước đã huy động được 46.796 tỷ đồng vốn xây dựng GTNT. Trong đó: Trung ương hỗ trợ 12.278 tỷ đồng; ngân sách địa phương 19.410 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 9.869 tỷ đồng; các nguồn huy động khác 5.321 tỷ; huy động được 165,4 triệu ngày công lao động xây dựng GTNT; đã xây dựng mở mới được 15.185km đường; sửa chữa, nâng cấp 74.329km đường các loại; xây dựng 7.102cầu/120.268 md (mét dài) cầu bê tông cốt thép; 738 cầu /20.039 md cầu liên hợp; 714cầu /10.289 md cầu sắt; 537cầu /24.082md cầu treo; 4.145cầu /40.466 md cầu gỗ; thay thế 873cầu /16.449 md cầu khỉ; xây dựng và cải tạo 119.679 cầu/197.766 md cống các loại. Đến nay, đã có 9.051 xã/9.200 xã có đường ô tô về trung tâm xã.

Dự kiến, năm 2013, các tỉnh huy động được khoảng 17.540 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường GTNT theo Đề án, quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Kết luận

Mặc dù còn nhiều khiếm khuyết có tính cơ bản, hệ thống cần được khắc phục về kinh tế, xã hội như đã nêu trong các báo cáo thường niên của Chính phủ, cũng như còn rất nhiều hiện tượng tiêu cực như phản ánh qua các phương tiện truyền thông đại chúng, song không thể phủ định những thành quả đạt được trong 7 năm qua, kể từ Cuộc Đối thoại lịch sử của Người đứng đầu Chính phủ.

Chúng ta kỳ vọng vào những giải pháp mang tính chiến lược của Chính phủ nhằm khắc phục những khiếm khuyết có tính cơ bản để đưa đất nước phát triển với bước đột phá như Người đứng đầu Chính phủ đã nêu trong Thông điệp đầu năm 2014: “Một trong những nguyên nhân là động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển. Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Nguồn động lực đó phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”.

Cổng TTĐT Chính phủ

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc