Vốn Trung Quốc vào Việt Nam: Chuyên gia cũng phát “sợ” vì nghe đồn!

21:12 | 22/07/2019

3,029 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ông Trương Đình Tuyển – nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho biết bản thân ông cũng từng “sợ” đầu tư Trung Quốc vì “nghe đồn” nhiều quá. Tuy nhiên, trong mối quan hệ làm ăn với bất kỳ đối tác nào, cũng cần phải xem xét lại trách nhiệm từ chính mình thay vì chỉ biết đổ lỗi cho người khác...
Vốn Trung Quốc vào Việt Nam: Chuyên gia cũng phát “sợ” vì nghe đồn!
PGS. Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng VEPR cho biết dòng vốn FDI của Trung Quốc chảy vào Việt Nam tăng qua từng năm.

Chiều 22/7, Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đã tổ chức hội thảo công bố kết quả nghiên cứu về "Một số nhận định về vốn đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam".

PGS. Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng VEPR cho biết dòng vốn FDI của Trung Quốc chảy vào Việt Nam tăng qua từng năm. Dù có sự tăng trưởng song còn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với các nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc.

Điều đáng lưu ý theo ông Thành, qua tổng hợp số liệu cho thấy nhiều dự án có vốn đầu tư Trung Quốc cho thấy có nhiều hệ quả về môi trường, xã hội, thị trường lao động, chậm tiến độ…

Cụ thể, nhóm nghiên cứu VEPR dẫn chứng có 25/86 dự án thuỷ điện chậm tiến độ. Trong đó có 8 trường hợp nguyên nhân chậm tiến độ là do nhà thầu và trong số này có 5 trường hợp có sự tham gia nhà thầu Trung Quốc.

VEPR cũng lấy dẫn chứng về dự án metro Cát Linh – Hà Đông. Theo điều khoản hợp đồng, tổng thầu EPC phải hoàn thành công trình trong vòng 48 tháng kể từ năm 2010.

Tuy nhiên trên thực tế thời hạn này đã bị lùi lại tới ngày 30/9/2017 và tới 11/2018 khi Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm tra dự án Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa hoàn thành.

Ngoài ra theo nhóm nghiên cứu VEPR, các khoản vay và dự án thực hiện dưới hình thức EPC gây ra nhiều hệ lụy về dài hạn cho Việt Nam như: Vấn đề tham nhũng, tác động xã hội, phụ thuộc tài chính, vấn đề môi trường, hiệu quả kinh tế…

Trước các vấn đề nêu ra, nhóm nghiên cứu khuyến nghị Việt Nam cần tăng cường công tác quản lý đối với các hoạt động đầu tư của FDI và hoạt động khác liên quan.

Bàn về câu chuyện vốn Trung Quốc rót vào Việt Nam, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng trong quan hệ làm ăn, phải luôn phải đặt lý trí lên hàng đầu. Người nhận thua thiệt là người cứ đặt xúc cảm lên trước tiên.

“Khi làm ăn với bất kỳ đối tác nào, cũng cần phải có cái đầu “lạnh”, tỉnh táo. Bảo “ghét” ai nên không hợp tác, không làm ăn với người đó là chưa ổn. Làm việc phải bằng cái đầu, bằng tư duy chứ không chỉ bằng cảm xúc”, ông Thành nhấn mạnh.

Kể lại về phát biểu của một nhà khoa học người Thái Lan tại hội thảo mới đây, ông Thanh nói: “Bà này có đặt vấn đề người ta hay nói về vốn Trung Quốc không xanh, không sạch lại đắt nhưng sao vẫn rất nhiều nơi chấp nhận dòng vốn này?”.

Tại hội thảo, ông Trương Đình Tuyển – nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) cũng cho rằng phải tỉnh táo, công bằng hơn khi đánh giá về mối quan hệ kinh tế với nhà đầu tư Trung Quốc.

“Ngay bản thân tôi cũng từng sợ đầu tư Trung Quốc vì nghe đồn nhiều quá”, ông Tuyển nói khi đề cập đến thực tế có nhiều định kiến không tốt về dòng vốn Trung Quốc thời gian qua.

Theo ông Tuyển, bất kỳ nước nào cũng muốn đẩy công nghệ cũ ra nước ngoài, không riêng các doanh nghiệp Trung Quốc.

“Tuy nhiên quyền chọn dự án, quyền chọn đối tác nhà thầu là ở chúng ta. Trung Quốc thực tế là một nước rất giỏi về xây dựng hạ tầng, nhưng tại sao dự án Cát Linh – Hà Đông lại như thế? Lỗi tại nhà thầu nhưng cũng có lỗi của chúng ta”, ông Tuyển nói.

ng Tuyển cho rằng, tại bất kỳ án nào chúng ta cũng cần phải nhìn nhận lại đã giám sát chặt chẽ chưa, đầy đủ trách nhiệm chưa?

“Dòng vốn Trung Quốc có thể sẽ càng ngày càng nhiều hơn. Không còn cách nào khác chúng ta phải nâng cao trách nhiệm của mình lên”, ông Tuyển nhấn mạnh.

Theo Dân trí

Sợ dính bẫy nợ, Tanzania tạm dừng dự án cảng 10 tỷ USD vay vốn Trung Quốc
Bang của Mỹ “mòn mỏi” chờ lời hứa đầu tư 84 tỷ USD từ Trung Quốc
Bộ Kế hoạch: Nguy cơ nhiều doanh nghiệp Việt bị Trung Quốc thâu tóm, thôn tính
Vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng vọt: "Cần hết sức bình tĩnh để tránh khủng hoảng"
Đại biểu Quốc hội lo khi vốn Trung Quốc vào Việt Nam kỷ lục
Làm cao tốc Bắc -Nam: "Dùng vốn Trung Quốc thì phải chọn thêm rủi ro"
Nếu Trung Quốc tham gia dự án cao tốc Bắc Nam: Có không một nguy cơ "sập bẫy" nợ nần?