Vì sao nhạc trẻ cứ mãi phản cảm?

21:14 | 05/12/2018

451 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thời gian qua, thị trường âm nhạc Việt Nam liên tiếp dậy sóng khi chứng kiến những sản phẩm âm nhạc mới vô cùng phản cảm, ngập ngụa cảnh “nóng” của các giọng ca trẻ. Với tình trạng này, không biết họ sẽ đưa nhạc Việt về đâu?  

Chi Pu vừa đánh dấu sự trở lại của mình trên đường đua V-Pop bằng MV “Mời anh vào team em”. Tuy nhiên, ngay khi vừa ra lò, MV này đã lập tức gây tranh cãi bởi bên cạnh giọng hát chẳng mấy tiến bộ thì hình ảnh lại gây sốc khi Chi Pu “lột xác” hở bạo.

Không ít người xem choáng váng bởi những phân cảnh chẳng khác đoạn phim cấp ba dù MV đã được gắn mác 16+.

Trong MV, Chi Pu vào vai một cô gái muốn níu chân một anh chàng điển trai bằng những hành động nhạy cảm như: Cởi áo bán thân bế lợn, mặc đồ xuyên thấu múa cột, chạm ngực vào mặt bạn diễn với nhiều hành động gợi dục lộ liễu...

vi sao nhac tre cu mai phan cam
Chi Pu và bạn diễn trong MV

Thị trường nhạc Việt lại được phen dậy sóng, trên các diễn đàn và mạng xã hội đều bàn tán và cho rằng những chi tiết trong MV “Mời anh vào team em” của Chi Pu thực sự phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam và gây ảnh hưởng không tốt tới giới trẻ.

Đại diện ê kíp của Chi Pu, nhà sản xuất Denis Đặng lên tiếng rằng: “MV Mời anh vào team em có dán mác 16+. Tôi năm nay cũng 20+ rồi nên cũng mong khán giả hãy để cho tôi được làm những tác phẩm nghệ thuật mang yếu tố trưởng thành hơn”.

Không hiểu yếu tố trưởng thành hơn mà Denis Đặng nhắc tới ở đây là gì? Bởi với những gì mà MV thể hiện, không yếu tố nào đánh dấu sự trưởng thành trong âm nhạc.

Đáng nói, Chi Pu không phải trường hợp duy nhất. Gần đó, MV “Màu nước mắt” của Nguyễn Trần Trung Quân cũng gây hiệu ứng tương tự.

vi sao nhac tre cu mai phan cam
Những hình ảnh của Chi Pu trong MV

“Màu nước mắt” được gắn mác 18+ và đề cập đến chuyện yêu đồng tính. Dù mang ý tưởng mới lạ nhưng sản phẩm này lại ngập ngụa những cảnh hôn táo bạo… khiến người xem đôi khi phải đỏ mặt.

Thông điệp mà MV chuyển tải cũng không thực tích cực. Chính giọng ca 9X này cũng cho biết, không chỉ khán giả, đồng nghiệp mà ngay cả gia đình anh cũng sốc khi xem qua MV này.

Nam ca sĩ kể, vừa xem xong MV, bố tôi đã nhắn cho tôi với một loạt câu hỏi như: Con làm cái gì vậy? Con đang muốn truyền tải điều gì? Sao con lại ở trong đó đóng những cảnh thế này?

Có lẽ, bố của Nguyễn Trần Trung Quân đặt câu hỏi rất trúng, bởi ai khi xem những MV này đều phải đặt câu hỏi: Không biết những người trẻ đang làm nghệ thuật này muốn truyền tải đến công chúng điều gì, khi mà sản phẩm của họ bị trôi tuột đi bằng ca từ nhạt nhẽo?

Nguyên trong năm 2018, thị trường nhạc Việt đã chứng kiến rất nhiều câu chuyện tương tự nhưng kỳ lạ là những MV này lại sở hữu những lượt xem khủng.

Như MV của Chi Pu, chỉ sau 3 ngày phát hành ca khúc mới, “Mời anh vào team em” của Chi Pu nhanh chóng lọt Top 2 thịnh hành của Youtube Việt Nam. Đến nay, ca khúc đã có hơn 10 triệu lượt xem.

Số lượt xem này quả thực là một con số đáng mơ ước của rất nhiều nghệ sĩ mong muốn đạt được. Vậy, giải mã cho công thức này là gì?

Một điểm chung là đa phần các sản phẩm âm nhạc này đều được phát hành trực tuyến, vì thế mà cơ quan chức năng khó mà có biện pháp để “sờ gáy”.

Ê kíp sản xuất rất thấu hiểu tâm lý giới trẻ bởi càng khuyến cáo thì càng tò mò. Những sản phẩm âm nhạc gắn mác 16+, 18+ chỉ là cái cớ qua mặt cơ quan chức năng, còn lại nó không khác gì một chiêu mồi dụ người xem.

vi sao nhac tre cu mai phan cam
MV "Màu nước mắt"

Không ít khán giả “nhấp” vào xem chỉ bởi tò mò. Rõ ràng, khi mà vấn đề giáo dục giới tính còn đang là vấn đề bàn cãi, cần có sự nhìn nhận trực diện thì việc khơi gợi những tò mò lại vô hình trung làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý giới trẻ.

Sáng tạo đương nhiên có những phá cách, những đổi mới để làm mới mình… nhưng nó không đồng nghĩa với việc dễ dãi. Làm sản phẩm để phục vụ khán giả nhưng nhiều người trẻ đang làm nghệ thuật với tâm thế bất chấp.

Họ mới bước chân vào nghề đã “thái độ” trước những lời đánh giá, góp ý của các bậc tiền bối. Bằng cá tính của mình, họ chọn cho mình lối đi riêng. Nhưng những sản phẩm họ trình trước công chúng sẽ khiến đối tượng tiếp nhận, đặc biệt là giới trẻ bị ảnh hưởng.

Còn nói về âm nhạc, không nên quá khắt khe với sáng tạo của giới trẻ nhưng những gì mà những người trẻ đang thể hiện thì âm nhạc sẽ là một thứ âm thanh mang tính minh họa cho các cảnh nóng chứ không còn là nghệ thuật thuần khiết nữa.

Thiết nghĩ, cần có sự kiểm duyệt nghiêm ngặt hơn nữa cho hình thức xuất bản online ở thị trường Việt Nam. Bởi khi quá dễ dãi, thì đích đến của một sản phẩm sẽ chỉ còn là… lượt xem.

Huy An

vi sao nhac tre cu mai phan cam

Nhạc trẻ: Dễ dãi và hỗn tạp

Lướt qua một vòng các bảng xếp hạng âm nhạc mới thấy hoang mang, giật mình. Gu âm nhạc của giới trẻ giờ quá dễ dãi và hỗn tạp.

vi sao nhac tre cu mai phan cam

Nhạc nhẹ no dồn - nhạc đỏ đói góp

Nhà tài trợ có thể bỏ tiền tỉ cho một ca sĩ nhạc nhẹ làm show, theo đó quảng cáo thương hiệu của mình. Nhưng hiếm khi nào người ta thấy những nhãn hàng chịu đứng chung sân khấu với những thể loại âm nhạc kén người nghe như… nhạc đỏ. Còn tài trợ cho nhạc thính phòng, tài trợ cho nhạc đỏ, giao hưởng, hợp xướng ở Việt Nam phải nói là hiếm như lá mùa thu.

vi sao nhac tre cu mai phan cam

Một ngộ nhận

Trong những lần đi nói chuyện về âm nhạc phục vụ nhiều đối tượng công chúng, tôi thường xuyên được tiếp xúc với các bạn trẻ, trong đó có nhiều trí thức...

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.