Vì sao Nga phản đối Anh lập căn cứ quân sự ở Biển Đông?

11:39 | 13/01/2019

1,558 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 11/1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova, cảnh báo kế hoạch mở căn cứ quân sự mới của Anh tại vùng Đông Nam Á có thể gây bất ổn cho thế giới, trong bối cảnh chính trị và quân sự thế giới hiện tại đang trong tình trạng căng thẳng.  

Moscow cho biết sẽ có biện pháp trả đũa, nếu các căn cứ mới của Anh đe dọa an ninh của Nga hoặc các đồng minh.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh, ông Gavin Williamson, nói với nhật báo Sunday Telegraph hồi tháng trước rằng London đang thực hiện kế hoạch xây dựng hai căn cứ mới ở nước ngoài “trong vòng vài năm tới” sau khi rời Liên minh châu Âu.

Ông Williamson không nói cụ thể nơi các căn cứ có thể được xây dựng, nhưng tờ Sunday Telegraph cho biết các lựa chọn bao gồm Singapore hoặc Brunei gần Biển Đông, và Montserrat hoặc Guyana ở Caribê.

vi sao nga phan doi anh lap can cu quan su o bien dong
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova

Bà Maria Zakharova gọi những phát biểu của ông Williamson là “gây bất lợi” và cảnh báo rằng những kế hoạch như vậy có thể gây bất ổn đối với quan hệ quốc tế.

“Tất nhiên, Anh cũng như bất kỳ quốc gia nào là một nước độc lập nếu nói về kế hoạch xây dựng quân sự của họ. Nhưng trong bối cảnh căng thẳng quân sự và chính trị đang gia tăng trên toàn thế giới... những tuyên bố về mong muốn tăng cường sự hiện diện quân sự ở các nước thứ ba là phản tác dụng, gây bất ổn và có thể mang tính chất khiêu khích”, bà Zakharova nói.

“Trong trường hợp có bất cứ biện pháp nào đe dọa đến an ninh của Nga hoặc của các đồng minh, Nga có quyền áp dụng các biện pháp trả đũa thích hợp”, bà Zakharova nói thêm.

Theo các chuyên gia châu Á, “đồng minh” mà Nga nói tới ở đây hiện tại ám chỉ nhiều đến Trung Quốc. Nga đang cần Trung Quốc trong cuộc đối đầu với phương Tây cả về kinh tế, chính trị và quân sự.

Ngay sau tiết lộ kế hoạch của Bộ Quốc phòng Anh, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post cho rằng nếu Anh thành lập một căn cứ quân sự ở Đông Nam Á, điều đó có nhiều khả năng sẽ phủ bóng đen lên quan hệ Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là các quốc gia đã đồng ý cho Anh mở căn cứ trên lãnh thổ của mình.

“Tất nhiên, Trung Quốc sẽ phản đối mạnh, nhưng tôi nghĩ đối với các quốc gia Đông Nam Á còn lại, đây không phải là điều mới mẻ”, ông Oh Ei Sun, thành viên cao cấp của Viện các vấn đề quốc tế Singapore, nhận định.

Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Canberra, nói có lẽ Nga hơi lo xa vì kế hoạch mở rộng sang châu Á của Anh, nhất là liên quan tới căn cứ quân sự trên Biển Đông, sẽ khó được thực hiện bởi các nước Đông Nam Á có thể sẽ khó khăn trong việc chấp nhận một căn cứ của Anh.

Theo các chuyên gia, các lãnh đạo Đông Nam Á sẽ lo lắng rằng việc cho phép một căn cứ sẽ mang trở lại chủ nghĩa thực dân hay hình thức thống trị khác của nước ngoài. Brunei, Malaysia, Myanmar và Singapore là các cựu thuộc địa của Anh ở Đông Nam Á. “Luôn có một yếu tố nội địa về vấn đề này đối với nước chủ nhà”, ông Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu An ninh Hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, nói. “Về cơ bản, điều này tác động trên nhận thức về chủ quyền, và thực tế là mọi người sẽ bắt đầu đặt câu hỏi với chính phủ rằng liệu có nên cho phép sự hiện diện của nước ngoài để một cách nào đó phá vỡ chính sách đối ngoại của chúng ta hay không”, ông Koh nói.

Theo ông, các nước như Brunei cũng phải quan tâm đến mối quan hệ kinh tế đang phát triển của chính họ với Trung Quốc, trước khi tham gia vào một thỏa thuận quân sự mà Bắc Kinh phản đối. Anh hiện đang duy trì một cơ sở hậu cần tại căn cứ hải quân Sembawang ở Singapore.

vi sao nga phan doi anh lap can cu quan su o bien dongMong Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành xem xét, sớm giải quyết khó khăn, vướng mắc cho PVN
vi sao nga phan doi anh lap can cu quan su o bien dongNga nói gì về việc châu Âu đánh đồng Biển Azov với Biển Đông?
vi sao nga phan doi anh lap can cu quan su o bien dongBước tiến lớn của Trung Quốc ở Biển Đông
vi sao nga phan doi anh lap can cu quan su o bien dongAnh tuyên bố điều tàu tới Biển Đông bất chấp cảnh báo của Trung Quốc

Nh.Thạch

AFP