Trộn tiền thật vào tiền âm phủ rao bán trên mạng
Theo điều tra, tháng 3/2017, Nghiệp lập tài khoản facebook cá nhân có tên “Tuấn Tuấn” và “ÔPs Pis” rồi đăng tải nội dung “mua bán tiền giả uy tín, không cần đặt cọc tại Hà Nội. Ai mua nhắn tin hoặc để lại số điện thoại. Tỷ lệ mua bán 1 ăn 7” (nghĩa là với 1 triệu đồng tiền thật thì mua được 7 triệu đồng tiền giả).
Không lâu sau đó, anh Nguyễn Thế T. (ở huyện Thái Thụy, Thái Bình) đã liên hệ với Nghiệp để mua tiền giả. Anh T. đã chuyển cho Nghiệp số tiền 7 triệu đồng để lấy 49 triệu đồng tiền giả. Hai bên thống nhất gặp nhau tại Bến xe Mỹ Đình để giao “hàng”.
Do không có tiền giả, Nghiệp đã mua tiền vàng mã rồi bọc bên ngoài xấp tiền thật mệnh giá 200.000 đồng. Sau đó, Nghiệp dùng băng dính đen dán kín, rạch hở hai đầu để hở xấp tiền thật với mục đích lừa đó là xấp tiền giả mang đi giao cho khách.
Tối 2/4, hai bên giao dịch thành công. Khi về nhà, anh T. bóc bọc tiền ra xem thì biết bị lừa nên đã vứt toàn bộ số tiền âm phủ đi. Sau đó, anh T. đã kể lại sự việc cho anh Vũ Xuân Q. (người cùng quê) biết rồi bàn cách lấy lại tiền.
Khoảng 18h ngày 7/4, anh Q. cùng T. đi gặp Nghiệp tại khu vực Bến xe Mỹ Đình để mua tiền giả. Khi nhận ra Nghiệp chính là người đã lừa bán tiền giả cho mình, anh T. và anh Q. đã đưa hắn tới cơ quan công an để trình báo. Tại cơ quan công an, Nghiệp thừa nhận hành vi của mình.
Mở rộng điều tra, cảnh sát làm rõ ngoài nạn nhân T., Nghiệp đã lừa thành công 4 người khác với số tiền 16 triệu đồng.
T.Minh
-
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm kỳ vọng vào thế hệ trẻ trong chuyến thăm các trường Hà Nội
-
Lộ trình sáp nhập TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương
-
Bảo đảm thống nhất, không bỏ sót quyền hạn của địa phương
-
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược cho phát triển kinh tế bền vững
-
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026