Tranh chấp khí đốt ở Địa Trung Hải: Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Pháp, cảnh cáo Hy Lạp

17:30 | 18/08/2020

|
(PetroTimes) - Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc Pháp hành xử như một "kẻ ngốc" ở phía đông Địa Trung Hải và gửi một lời cảnh báo nghiêm khắc đến Hy Lạp vào thời điểm các nước châu Âu họp để ủng hộ Athens.
tranh chap khi dot o dia trung hai tho nhi ky tan cong phap canh cao hy lap
Tàu địa chấn Oruc Reis

Tình hình ở phía đông Địa Trung Hải đã trở nên nghiêm trọng kể từ khi Ankara điều một tàu nghiên cứu địa chấn, được các tàu quân sự hộ tống tới một khu vực giàu mỏ khí đốt mà Hy Lạp tuyên bố chủ quyền.

Sau khi Pháp triển khai tàu và máy bay chiến tranh ở phía đông Địa Trung Hải để thể hiện sự ủng hộ của Pháp đối với Hy Lạp trong cuộc chiến này, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlüt Cavusoglu đã cáo buộc Pháp hành động "giống như một đại ca giang hồ ".

Ông Cavusoglu nói: “Pháp nên ngừng thực hiện các biện pháp làm gia tăng căng thẳng” liên quan đến tình hình ở Địa Trung Hải không chỉ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp, mà còn giữa Libya và Syria.

Ngoại trưởng của các nước thành viên Liên minh châu Âu đã nhóm họp vào ngày 14/8 để thể hiện tình đoàn kết với Hy Lạp, ngoài việc thảo luận về tình hình ở Belarus.

Trước cuộc gặp này, Đức kêu gọi “làm mọi thứ để tránh tình hình leo thang mới” giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.

Như một dấu hiệu cho thấy sự biến động của tình hình, ngày 14/8, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ đã cố gắng đáp trả một cuộc tấn công vào tàu địa chấn Oruc Reis của họ trên biển.

Tàu hộ tống quân sự Thổ Nhĩ Kỳ “đã đưa ra phản ứng thích đáng và giờ đã quay trở lại cảng”, ông Erdogan phát biểu vào ngày 14/8, nhưng không cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào. “Nếu các cuộc tấn công này tiếp tục, sẽ có sự trả đũa từ Thổ Nhỉ Kỳ”.

Nhật báo Kathimerini của Hy Lạp ngày 14/8 đưa tin rằng một vụ va chạm đã xảy ra giữa một tàu khu trục nhỏ của Hy Lạp và một tàu của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 12/8, nhưng tổng tham mưu Hy Lạp không thừa nhận vụ việc.

Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng này, Thổ Nhĩ Kỳ đã làm cho tình hình lúc nóng, lúc lạnh, xen kẽ các thông điệp về sự cứng rắn và lời kêu gọi đối thoại.

Ngày 14/8, người đứng đầu ngành ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đảm bảo rằng đất nước không “muốn làm tình hình leo thang” và ủng hộ “đối thoại hoà bình”, đồng thời bác bỏ trách nhiệm về những căng thẳng đối với Hy Lạp mà ông cho đó là những “hành động thường tình”.

Trong một nỗ lực hòa giải, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã hội đàm với nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ và Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis vào ngày 13/8.

Ông Erdogan nói với bà Merkel rằng tàu địa chấn sẽ tiếp tục nghiên cứu cho đến ngày 23 tháng 8, tuy nhiên, ông đã đồng ý các cuộc thảo luận sau ngày 23 để "làm dịu mọi thứ".

Tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo rằng họ đã tạm ngưng các hoạt động nghiên cứu khí đốt theo yêu cầu của Đức, trước khi tiếp tục các hoat động vài ngày sau đó bằng cách cáo buộc Hy Lạp “không giữ lời hứa”.

Việc phát hiện ra các mỏ khí đốt rộng lớn trong những năm gần đây ở phía đông Địa Trung Hải đã kích thích sự thèm muốn của các nước ven biển và làm gia tăng căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, hai quốc gia láng giềng thường xuyên xảy ra các cuộc khủng hoảng.

Hy Lạp tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm lãnh thổ hàng hải của mình, nơi tàu địa chấn được triển khai đến phía nam của đảo Kastellorizo, Hy Lạp.

Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ từ chối thừa nhận chủ quyền của Athens với hòn đảo nhỏ nằm cách bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ 2 km và cách Hy Lạp hơn 500 km này.

Trong một nỗ lực nhằm nhấn mạnh vào các yêu sách của mình ở phía đông Địa Trung Hải, năm 2019, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một thỏa thuận phân định trên biển gây tranh cãi với chính phủ Libya có trụ sở tại Tripoli. Hầu hết các nước trong khu vực đã bác bỏ thỏa thuận này.

Tuy nhiên, trong nỗ lực chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp đã đạt được một thỏa thuận tương tự với Ai Cập vào tuần trước, điều này làm dấy lên sự phẫn nộ của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.

tranh chap khi dot o dia trung hai tho nhi ky tan cong phap canh cao hy lapNguy cơ tái bùng phát căng thẳng dầu khí ở Địa Trung Hải
tranh chap khi dot o dia trung hai tho nhi ky tan cong phap canh cao hy lapCơ hội đàm phán tranh chấp Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp có nguy cơ chết yểu
tranh chap khi dot o dia trung hai tho nhi ky tan cong phap canh cao hy lapThổ Nhĩ Kỳ đưa tàu thăm dò đến vùng biển được coi là vùng đặc quyền kinh tế của Síp

Nh.Thạch

AFP