TP HCM đẩy mạnh phát triển chợ truyền thống theo kiểu mới

13:04 | 11/09/2019

1,360 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Vừa qua, trong Chương trình Lắng nghe và trao đổi tháng 9 với chủ đề “Thực trạng quản lý kinh doanh tại các chợ trên địa bàn TP HCM” do HĐND TP HCM tổ chức, các đại biểu cho rằng nên đổi mới hình thức kinh doanh ở chợ truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh so với các loại hình bán lẻ mới.    
tp hcm day manh phat trien cho truyen thong theo kieu moiChợ truyền thống: Thay đổi để tồn tại
tp hcm day manh phat trien cho truyen thong theo kieu moiChợ truyền thống tăng, siêu thị bình ổn
tp hcm day manh phat trien cho truyen thong theo kieu moiChợ truyền thống gặp khó trên thị trường bán lẻ Việt Nam

Chợ truyền thống đã hình thành lâu đời, có mặt tại khắp các quận huyện trên địa bàn TP HCM. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 239 chợ truyền thống. Dù hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích đã tạo nên những điểm mua sắm mới, hiện đại cạnh tranh trực tiếp với các chợ truyền thống. Tuy nhiên, chợ vẫn đóng vai trò quan trọng là một phần không thể thiếu của người dân thành phố đó là nơi khá gần gũi để người tiêu dùng đến tìm mua những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của mình.

tp hcm day manh phat trien cho truyen thong theo kieu moi
Quầy bán thịt lợn ở chợ truyền thống TP HCM

Để chợ truyền thống tiếp tục khẳng định vị trí, thu hút được người dân đến mua sắm, các đại biểu đề nghị TP HCM cần quy hoạch phát triển và quản lý chợ gắn với phát triển du lịch, định hướng chuyển đổi các mô hình quản lý chợ, trong đó có việc xây dựng mô hình quản lý chợ theo kiểu mới, phát triển các mô hình quản lý chợ văn minh thương mại; công tác quản lý nguồn hàng, ngành hàng, nhãn mác, thời hạn sử dụng của các sản phẩm bán tại các chợ. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác quản lý về an toàn thực phẩm, cần có nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, an ninh trật tự; bãi giữ xe; trật tự lòng lề đường; cần giải quyết tình trạng buôn bán tự phát tại các khu vực xung quanh chợ…

Đại diện Sở Công Thương TP HCM cho biết, thời gian qua Sở đã triển khai nhiều giải pháp, hỗ trợ chợ phát triển như phối hợp tổ chức nghiệp vụ quản lý cho ban quản lý, tập huấn kỹ năng bán hàng cho tiểu thương; hỗ trợ tiểu thương vay vốn ngân hàng; triển khai mô hình truy xuất nguồn gốc, thí điểm chợ an toàn thực phẩm… Tuy nhiên, việc kêu gọi đầu tư sửa chữa, xây dựng mới các chợ gặp nhiều khó khăn, không thu hút bằng kêu gọi xây dựng trung tâm thương mại…

Cũng theo đại diện Sở Công Thương TP HCM, trong thời gian tới thành phố cần tập trung về quy hoạch các chợ truyền thống, giảm dần các chợ ở trung tâm TP HCM, chỉ xây dựng chợ khi có nhu cầu thực sự của người dân. Bên cạnh đó, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và khai thác chợ đang hoạt động mà phù hợp quy hoạch; đồng thời sắp xếp lại khu vực kinh doanh các ngành nghề để phát huy tối đa công suất của chợ.

Phó Chủ tịch HĐND TP HCM Phan Thị Thắng cho biết, trong thời gian tới, để tháo gỡ, cũng như có hướng xử lý, khắc phục nhằm giúp các chợ truyền thống tiếp tục phát triển, đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người dân, các sở, ngành liên quan cần tăng cường xử lý đối với các điểm bán hàng tự phát tại các khu vực xung quanh các chợ chưa được tập trung xử lý; chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo hình thức doanh nghiệp quản lý chợ, hợp tác xã chợ kiểu mới giúp nâng cao năng lực cạnh tranh… Ngoài ra, UBND các quận, huyện cần quan tâm hỗ trợ cho các tiểu thương hoạt động kinh doanh tại các chợ ngày càng phát triển, tiếp tục là điểm đến, sự lựa chọn tin tưởng, gần gũi, thân thiện của người dân thành phố.

Thanh Mai