"Tôi luôn bị dằn vặt với câu chuyện làm thế nào để doanh nghiệp trong nước lớn lên"

20:40 | 03/07/2018

298 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đó là chia sẻ của TS Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch VBF trước thềm Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018.

Mặc dù khẳng định "liên kết" không phải là chủ đề mới, nhưng TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đồng Chủ tịch VBF cho biết thời gian qua khu vực FDI được coi như ốc đảo, doanh nghiệp trong nước chưa “kết hôn” được với doanh nghiệp FDI.

"Nỗi buồn” của Chủ tịch VBF

Chủ tịch VBF cũng chia sẻ, 2018 cũng là năm Việt Nam chuẩn bị tổng kết 30 năm FDI, những thành công và hạn chế của khu vực này sẽ được chỉ rõ ở các vấn đề như tính lan tỏa, công nghệ, giá trj gái tăng… chưa được như kỳ vọng. Do đó, giải pháp cho mối liên kết lỏng lẻo giữa doanh nghiệp trong nước và khu vực FDI hướng tới lợi ích chung sẽ là chủ đề trọng tâm của Diễn đàn VBF được tổ chức sáng mai (ngày 4/7).

toi luon bi dan vat voi cau chuyen lam the nao de doanh nghiep trong nuoc lon len
TS Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đồng Chủ tịch VBF.

“Sẽ có kiến nghị của 16 hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước, những kiến nghị có thể đã được nhắc tới nhiều nhưng thực tế vẫn chưa được tháo gỡ vì liên quan tới sửa Luật. Trong khi đó, quy định pháp luật chồng chéo, có nhiều cách giải thích và thực khác nhau đang làm khó cho doanh nghiệp”, Chủ tịch VCCI nói.

Đặc biệt, lấy ví dụ về thông tin Samsung đưa 200 nhà cung ứng nước ngoài vào Việt Nam để cung ứng linh phụ kiện cho samsung. Chủ tịch VCCI cho rằng: “Đây vừa là tin vui vừa là nỗi buồn”.

Doanh nghiệp ngoại vào Việt Nam, hẳn nhiên, đất nước sẽ được lợi khi tiếp tục thu hút thêm được đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, TS Vũ Tiến Lộc bày tỏ "giá như 200 doanh nghiệp đó là doanh nghiệp Việt thì tuyệt vời hơn”.

Chủ tịch VCCI nhận định, để đạt được điều này là không dễ dàng, nhất là khi nhìn vào bức tranh doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, cơ hội là luôn có, nhìn vào cơ sở và quy mô thì việc đặt các cơ sở cung ứng công nghiệp phụ trợ là có thể.

“Chỉ tiếc là nhiều doanh nghiệp trong nước đã không vươn lên để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng. Tôi luôn bị dằn vặt với câu chuyện làm thế nào để doanh nghiệp trong nước lớn lên, trở thành nhà cung ứng xuyên quốc gia", ông Lộc nói.

Chuỗi cung ứng có trách nhiệm

Đồng Chủ tịch VBF cũng gợi mở, Thái Nguyên hay Samsung có thể trở thành điển hình xây dựng chuỗi cung ứng có trách nhiệm tại Việt Nam. Điều này có nghĩa, doanh nghiệp FDI như Samsung sẽ không chỉ đóng góp ngân sách, tạo việc làm hay tham gia các chương trình xã hội mà là hình thành liên minh doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư cần xem Việt Nam là quê hương thứ hai và thể hiện trách nhiệm bằng cách xây dựng chuỗi cung ứng giữa doanh nghiệp FDI và trong nước, điều này có ý nghĩa lớn hơn nhiều.

Trong khi đó, Đồng Chủ tịch VBF, ông Tomaso Andreatta, nói rằng giữa hai khu vực đang đề ra nhiều vấn đề như cơ cấu doanh nghiệp trong nước, mà thường là quá nhỏ và quá thiếu kiến thức cũng như kinh nghiệm. Chính vì vậy, doanh nghiệp nước ngoài vẫn phải mang các nhà cung cấp từ bên ngoài vào thay vì đưa các doanh nghiệp Việt tăng tốc ở nhiều cấp độ.

toi luon bi dan vat voi cau chuyen lam the nao de doanh nghiep trong nuoc lon len
Đồng Chủ tịch VBF ông Tomaso Andreatta tại họp báo chiều ngày 4/7.

Nghiên cứu của WEF có điểm lưu ý liên quan các doanh nghiệp và FDI, năng lực hấp thụ công nghệ Việt Nam xếp thứ 93, hệ số chuyển giao công nghệ 89, độ sâu là 106, các chỉ số này có liên kết lỏng lẻo doanh nghiệp FDI và trong nước thua cả lào và campuchia.

Tuy nhiên, TS Vũ Tiến Lộc nhận định Việt Nam khi được hướng dẫn, hoàn toàn có thể bắt kịp những tiêu chuẩn cao của quốc tế. “Khi VCCI nghiên cứu PCI có nghiên cứu chỉ số năng lực quản trị của doanh nghiệp, kết quả trình độ quản trị khá thấp. Nhưng khi Chính phủ vươn tới asean 4 thì doanh nghiệp cũng phải nâng cao. Lâp luận của FDI là doanh nghiệp việt nhỏ trình độ thấp, nó phản ánh thực tiến. Điều đáng nói hơn là mong muốn các FDI có cộng đồng trách nhiệm, có chương trình hỗ trợ, giúp đỡ DNNVV Việt Nam vươn lên. Nếu không chủ động mãi cứ là hai thế giới riêng. Các FDI ngay nhà mình mà không “kết hôn” nổi”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Do đó, Chủ tịch VCCI đề nghị, Chính phủ có thêm các chương trình hỗ trợ kết nối. Đặc biệt, các hiệp hội, doanh nghiệp FDI có thể bắt đầu với các quỹ hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp Việt. Cùng với đó, đóng góp bền vững nhất của FDI cho DNNVV Việt Nam là làm sao kéo được doanh nghiệp Việt phát triển cùng các FDI.

“Việc liên kết sẽ cụ thể theo từng ngành hàng. Chúng ta không hi vọng làm tất cả doanh nghiệp, nhưng có thể chọn những doanh nghiệp tiềm năng nhất. DNNVV Việt Nam nếu được hỗ trợ hoàn toàn có thể vươn lên được”, TS Vũ Tiến Lộc nói đồng thời cho biết sắp tới sẽ sang Singapore trình bày về năng lực cạnh tranh Việt Nam.

“Theo đó, chúng tôi sẽ chọn một số doanh nghiệp ở mỗi tỉnh thành phố để kết nối họ với doanh nghiệp FDI, đây là những doanh nghiệp tiềm năng của từng địa phương. Doanh nghiệp FDI không thể kết nối hơn 500.000 doanh nghiệp nhưng mỗi nhóm doanh nghiệp từng tỉnh thì có thể. Đó có thể là giải pháp thiết thực giúp khép lại khoảng cách giữa hai khu vực”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh đồng thời cho rằng bên cạnh việc thu hút đầu tư nước ngoài vào với những con số ấn tượng thì số liệu doanh nghiêp Việt tham gia kết hợp với FDI sẽ là số liệu được mong chờ.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Samsung đưa 200 nhà cung ứng đến Việt Nam: "Điều đáng tiếc cho doanh nghiệp nội"
Tháo gỡ rào cản để doanh nghiệp phát triển
Cần những giải pháp đột phá