Tin Thị trường: Hợp đồng tương lai khí đốt tự nhiên bất ngờ bật tăng
Ảnh: Bloomberg |
Hợp đồng tương lai khí đốt tự nhiên bất ngờ bật tăng
Hợp đồng tương lai khí đốt tự nhiên tăng 4,38% vào ngày 7/8, phớt lờ tâm lý bi quan gần đây đang đè nặng lên giá cả.
Sự gia tăng bất ngờ này đặt ra câu hỏi về động lực cơ bản của thị trường và yếu tố nào đang thúc đẩy sự lạc quan này.
Một số yếu tố lý giải cho sự gia tăng đột ngột này:
Săn hàng giá rẻ: Sau một thời gian sụt giảm kéo dài do sản lượng tăng và dự báo thời tiết ôn hòa, giá khí đốt tự nhiên có thể đã đạt đến mức mà một số nhà đầu tư coi là một món hời. Điều này có thể thu hút các khách hàng tin rằng thị trường đã điều chỉnh quá mức, tạo cơ hội mua vào.
Lo ngại về tồn kho: Thị trường đang háo hức chờ đợi đợt báo cáo tồn kho tiếp theo của Chính phủ Mỹ, báo cáo này có thể tiết lộ lượng tồn kho thấp hơn dự kiến. Nếu điều này được chứng minh là đúng, nó có thể kích hoạt một làn sóng mua vào khi các nhà giao dịch dự đoán điều kiện nguồn cung thắt chặt hơn trong tương lai gần.
Địa chính trị: Bối cảnh năng lượng toàn cầu chứa đầy rủi ro địa chính trị. Sự gián đoạn bất ngờ hoặc căng thẳng leo thang ở các khu vực khai thác khí đốt lớn có thể nhanh chóng thắt chặt nguồn cung và khiến giá tăng vọt. Mặc dù có thể không có bất kỳ sự kiện địa chính trị cụ thể nào trực tiếp thúc đẩy đà tăng này, nhưng rủi ro luôn hiện hữu của những sự kiện như vậy có thể ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.
Yếu tố kỹ thuật: Việc các nhà giao dịch mua khống vị thế bán trước đây đã đặt cược vào việc giảm giá có thể làm trầm trọng thêm xu hướng tăng giá. Khi giá tăng, những nhà giao dịch này buộc phải mua lại vị thế của mình, tiếp thêm động lực cho đợt tăng giá. Ngoài ra, việc vượt qua các mức kháng cự kỹ thuật quan trọng có thể hấp dẫn các nhà giao dịch.
Thời tiết thay đổi: Mặc dù dự báo thời tiết ôn hòa hơn đã góp phần khiến giá giảm gần đây nhưng điều quan trọng cần nhớ là các kiểu thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng. Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ nóng hơn hoặc những đợt lạnh sớm bất ngờ có thể nhanh chóng làm tăng nhu cầu về khí đốt tự nhiên, gây áp lực tăng giá.
Lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung tác động tới giá dầu
Tính đến đầu giờ chiều nay 8/8 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ờ ngưỡng 75,18 USD/thùng - giảm 0,07%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 78,17 USD/thùng - giảm 0,2%.
Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm trong 6 tuần liên tiếp, giảm 3,7 triệu thùng xuống còn 429,3 triệu thùng vào tuần trước, trái ngược với kỳ vọng của các nhà phân tích về mức giảm 700.000 thùng. Trong khi tồn kho dầu của Mỹ giảm, tồn kho xăng bất ngờ tăng 1,3 triệu thùng.
Các nhà đầu tư đang tiếp tục tranh luận về tình trạng cung ứng khi EIA cho biết, sản lượng dầu tại Mỹ tăng thêm 100.000 thùng/ngày lên mức kỷ lục 13,4 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 2/8.
Dữ liệu từ EIA ngược so với dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ (API). Theo công bố của API, tồn kho dầu thô và xăng của Mỹ cùng tăng lần lượt là 180.000 thùng và 3,31 triệu thùng.
Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group, nhận xét nhu cầu dầu mạnh hơn mọi người nghĩ, nguồn cung nói chung đang thắt chặt hơn. Theo Flynn, hiện nguồn cung dầu thô thấp hơn mức trung bình trong năm.
Liên quan đến nguồn cung, sản lượng khai thác tại mỏ dầu Sharara (300.000 thùng/ngày) của Libya đã giảm làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya đã tuyên bố tình trạng bất khả kháng tại mỏ dầu Sharara, buộc phải giảm dần sản lượng tại mỏ này do các cuộc biểu tình.
Ngoài ra, căng thẳng ở Trung Đông cũng đe dọa đến nguồn cung. Trung Đông đang chuẩn bị cho một làn sóng tấn công mới có thể đến từ Iran và các đồng minh sau vụ sát hại các thành viên cấp cao của Hamas và Hezbollah vào tuần trước.
Big Oil tăng cường đầu tư vào LNG
Các ông lớn tiếp tục đặt cược vào LNG trong khi thu hẹp quy mô đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo khi lợi nhuận từ dầu khí tiếp tục cao hơn lợi nhuận từ năng lượng tái tạo.
Các công ty dầu khí quốc tế hàng đầu thế giới đang phê duyệt các dự án LNG mới và mua cổ phần trong các dự án phát triển mới khi họ nhận thấy nhu cầu về khí đốt tự nhiên ngày càng tăng trong trung và dài hạn.
Bị ràng buộc bởi các cam kết phân phối nhiều tiền mặt hơn cho các cổ đông, Big Oil đang đặt cược vào việc phát triển hoạt động kinh doanh LNG sinh lợi hơn nhiều so với năng lượng gió, năng lượng mặt trời hoặc nhiên liệu sinh học, những lĩnh vực mà lợi nhuận kém trong nhiều năm và chưa thực sự cất cánh mặc dù công suất toàn cầu tăng vọt.
Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh LNG đã mang lại rất nhiều lợi nhuận cho các công ty lớn ở châu Âu, trong khi gần như tất cả đều phải gánh chịu tổn thất từ các dự án năng lượng tái tạo ở châu Âu và Mỹ.
Thị trường LNG dự kiến sẽ chứng kiến làn sóng nguồn cung mới từ năm 2026 và có thể dư cung từ năm 2026-2027 cho đến cuối thập kỷ này. Tuy nhiên, Big Oil tự tin rằng nhu cầu sẽ ở đó và chiến lược kinh doanh của họ cũng như các động thái nhằm thu hút khách hàng từ các dự án LNG sẽ thành công.
Bình An
-
Tin Thị trường: Mọi sự chú ý đổ dồn về cuộc họp chính sách của Fed
-
Tin Thị trường: Lợi nhuận lọc dầu của Châu Á giảm xuống mức thấp nhất
-
Tin Thị trường: Giá LNG chịu áp lực khi nhu cầu đạt đỉnh theo mùa
-
Tin Thị trường: Căng thẳng ở Trung Đông khiến giá dầu tăng trở lại
-
Goldman Sachs: Giá khí đốt tự nhiên Châu Âu sẽ ổn định
-
Các quyết định của OPEC có ảnh hưởng tới thị trường dầu mỏ Mỹ?
-
Tin Thị trường: Mọi sự chú ý đổ dồn về cuộc họp chính sách của Fed
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 16/9: Giá dầu tăng nhẹ ngày đầu tuần
-
Indonesia bán tín chỉ carbon lập quỹ xanh trị giá 65 tỷ USD
-
Giá dầu trong tuần (9/9-15/9): Dầu thô ghi nhận tuần tăng giá