Tin thị trường: cung khiêm tốn, cầu giảm nhẹ

10:00 | 09/12/2021

629 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Bộ Năng lượng Mỹ trong báo cáo thị trường ngắn hạn (STEO) tháng 12 hạ dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu thô thế giới năm 2021 từ bình quân 97,5 triệu bpd xuống 96,9 triệu bpd.
Tin thị trường: cung khiêm tốn, cầu giảm nhẹ

Saudi Aramco vẫn quyết định tăng giá bán (OSP) tháng 01/2022 tất cả các loại dầu thô đối với thị trường châu Á, Mỹ từ 0,3-0,8 USD/thùng, bất chấp lo ngại về nhu cầu tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi biến chủng Omicron. Đồng thời, công ty điều chỉnh giảm giá bán từ 0,2-1,5 USD/thùng cho thị trường Bắc Âu và Địa Trung Hải nhằm tăng tính cạnh tranh. Như vậy, khách hàng châu Á sẽ phải mua loại dầu thô thông dụng nhất – Arab Light với mức chênh lệch 3,3 USD/thùng (+0,6 USD) so với tiêu chuẩn Dubai – mức cao nhất kể từ tháng 02/2020, khách hàng Mỹ chịu chênh lệch 2,15 USD/thùng so với tiêu chuẩn ASCI (+0,4 USD), khách hàng châu Âu được chiết khấu 1,0 USD/thùng so với Brent (-1,0 USD).

Tin thị trường: cung khiêm tốn, cầu giảm nhẹ
Biểu đồ Aramco tăng giá bán đối với khách hàng Châu Á và Mỹ. Nguồn: Bloomberg.

Sản lượng khai thác OPEC tháng 11 tăng khiêm tốn 220.000 bpd so với tháng 10 lên 27,74 triệu bpd, tỷ lệ hoàn thành thỏa thuận OPEC+ đạt 120% (+2%), trong đó, tăng mạnh nhất KSA – 110.000 bpd lên 9,9 triệu bpd, Iraq – 70.000 bpd lên 4,22 triệu bpd, Nigeria – 50.000 bpd lên 1,5 triệu bpd. Chiều ngược lại, Angola giảm -50.000 bpd, Libya, Gabon, Eq. Guinea giảm -10.000 bpd.

T11/21, triệu bpd

Tăng/giảm, bpd

T10/21, triệu bpd

Tăng/giảm, bpd

Algeria

0,95

10.000

KSA

9,89

110.000

Angola

1,05

-50.000

UAE

2,85

20.000

Congo

0,27

10.000

Total OPEC 10 (triệu bpd)

23,51

230.000

Eq. Guinea

0,08

-10.000

Gabon

0,17

-10.000

Iran

2,48

10.000

Iraq

4,22

70.000

Libya

1,13

-20.000

Kuwait

2,53

30.000

Venezuela

0,62

10.000

Nigeria

1,5

50.000

Total OPEC 13 (triệu bpd)

27,74

220.000

Tổng khối lượng xuất khẩu LNG toàn cầu tháng 11 đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2021 và đạt 32,8 triệu tấn (theo ước tính Vortexa), tăng 1,7 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu do tăng nguồn cung từ phía Mỹ, Malaysia. Hai quốc gia này xuất khẩu 8,14 triệu tấn, tăng 500.000 tấn so với tháng 10, trong khi Qatar giảm 10% xuống 6 triệu tấn.

Bộ Năng lượng Mỹ trong báo cáo thị trường ngắn hạn (STEO) tháng 12 hạ dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu thô thế giới năm 2021 từ bình quân 97,5 triệu bpd xuống 96,9 triệu bpd do tác động của biến chủng Omicron đến khả năng đi lại tự do, đặc biệt trong lĩnh vực hàng không quốc tế, nhu cầu năm 2022 cũng bị điều chỉnh giảm từ 100,9 triệu bpd xuống 100,5 triệu bpd.

Viễn Đông