Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết tâm “mở đường thắng lợi”

09:50 | 17/06/2024

435 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Việt Nam - trong những năm chiến tranh, Hồ Chủ tịch đã yêu cầu “mở đường thắng lợi”.

Những năm 30 của thế kỷ XX, nước Đức là nước đầu tiên làm đường cao tốc đã làm cho kinh tế Đức phát triển nhanh chóng. Những năm 70, Hàn Quốc đã sử dụng toàn bộ số tiền mà Mỹ viện trợ do đưa quân tham chiến ở miền Nam Việt Nam làm đường cao tốc - tạo tiền đề quan trọng để Hàn Quốc cất cánh. Tất cả các nước phát triển đều có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy hiện đại. Trung Quốc cải cảch mở cửa đã đầu tư mạnh mẽ vào giao thông, nên hiện nay Trung Quốc có hệ thống đường bộ, đường sắt cao tốc dài và hiện đại bậc nhất thế giới.

Việt Nam - trong những năm chiến tranh, Hồ Chủ tịch đã yêu cầu “mở đường thắng lợi”. Trong bom đạn nhưng Việt Nam đã mở đường Hồ Chí Minh trên bộ, trên biển, làm đường ống dẫn dầu từ Bắc vào Nam, nhờ thế mới làm lên chiến thắng.

img6303-1718331968018828440174
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 12 của Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải

Sau ngày đất nước thống nhất với điều kiện còn rất khó khăn nhưng chỉ trong thời gian ngắn đã hoàn thành việc nối liền đường sắt Bắc Nam, là biểu tượng của đất nước thống nhất. Tuy vậy, nhưng nhìn chung hệ thống giao thông của Việt Nam lúc đó vẫn còn quá lạc hậu. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến khảo sát ở Việt Nam trước thực trạng giao thống ấy họ đành phải rút lui.

Đất nước thống nhất gần tròn 50 năm nhưng Việt Nam vẫn chưa có đường sắt, đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Đường sắt vẫn là khổ đường từ thế kỷ 19.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã quyết tâm làm đường Hồ Chí Minh nối các tỉnh miền núi phía Tây đất nước và đường điện Bắc - Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng rất quyết tâm mở đường cao tốc nhưng cũng chỉ mới làm được một số tuyến Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai. Đường sắt cao tốc đã được chính phủ quyết tâm làm với sự trợ giúp của Nhật Bản, nhưng Quốc hội không đồng thuận nên đành chịu.

Sự trì trệ trong giao thông có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân đầu tiên là chưa có sự đồng lòng.

Nhiệm kỳ 2021 - 2025 chính phủ quyết tâm dồn lực để phát triển giao thông đặc biệt là đường sắt, đường bộ cao tốc. Từ người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng Phạm Minh Chính, các Bộ, các địa phương chưa bao giờ quyết tâm và quyết liệt về xây dựng giao thông như hiện nay.

Sáng 14/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 12 của Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. Thủ tướng yêu cầu: Đến năm 2025 phải hoàn thành 3.000km đường cao tốc và đến năm 2030 hoàn thành 5.000km đường cao tốc và tinh thần là “chỉ bàn làm, không bàn lùi”. Thủ tướng nêu ví dụ điển hình như dự án sân bay Long Thành, đường dây 500 KV do quyết tâm từ chính phủ đến người công nhân nên đã vượt tiến độ, vượt qua mọi khó khăn thách thức.

Thủ tướng cho biết sẽ phát động phong trào thi đua hoàn thành mục tiêu 3.000km đường cao tốc trước ngày 31/12/2025.

Tinh thần ấy đang làm nức lòng nhân dân cả nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính đang tiếp nối tinh thần “mở đường thắng lợi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

H.L

Nửa đầu năm, diễn biến giá cả theo đúng kịch bản đề raNửa đầu năm, diễn biến giá cả theo đúng kịch bản đề ra
Thủ tướng chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành GTVTThủ tướng chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành GTVT
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựngTháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Cappadocia - Thành phố ngầm kỳ lạ nhất thế giới

Cappadocia - Thành phố ngầm kỳ lạ nhất thế giới

(PetroTimes) - Cappadocia là thành phố ngầm nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ. Phong cảnh cổ tích, nhà ở hang động với vẻ đẹp tuyệt mỹ là những nét riêng có của thành phố kỳ lạ này.