Thủ tướng: Các tỉnh đi xin dự án thì quyết liệt, vào việc lại đùn đẩy (!?)
Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương đang diễn ra tại Hà Nội, người đứng đầu Chính phủ đã nêu một loạt giải pháp để hồi phục và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hậu covid-19.
![]() |
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 2/7 tại Hà Nội (Ảnh - Chinhphu.vn) |
Cụ thể, Thủ tướng cho biết: "Vừa rồi, Bộ Chính trị, Quốc hội cũng đồng ý nếu địa phương nào, ngành nào không giải ngân được vốn đầu tư công, kể cả vốn ODA thì Thủ tướng có quyền điều chuyển từ ngành này, địa phương này sang ngành khác, địa phương khác khi họ có điều kiện giải ngân, không cần đưa ra Quốc hội".
“Phải nóng ruột lên! Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kiểm tra giải ngân ở TP. HCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thấp lắm. Hôm nay báo Đại đoàn kết đưa một tít “Giải ngân không được bởi vì giải phóng mặt bằng”. Vậy thì ông Bí thư, Chủ tịch tỉnh có phải xắn tay áo lên để giải phóng mặt bằng không? Khi các đồng chí đề nghị dự án thì rất quyết liệt, nhưng gặp giải phóng mặt bằng thì các đồng chí giao cấp dưới, không quan tâm", Thủ tướng nói.
"Tại sao nhiều địa phương giải ngân tốt, nhưng rất nhiều địa phương lại giải ngân rất chậm? Lần này phải có chế tài mạnh”, Thủ tướng yêu cầu.
Theo Thủ tướng, trong điều kiện thị trường quốc tế bị thu hẹp, cầu nội địa giảm, chúng ta phải có biện pháp cụ thể để mở rộng thị trường quốc tế, thúc đẩy thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng nội địa.
"Các bộ, ngành, địa phương đề xuất giải pháp kích cầu nội địa, mở rộng xuất khẩu. Với quy mô đất nước 100 triệu dân, đây là thị trường tiêu thụ quan trọng", người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Do đó, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành địa phương đề xuất kiến nghị cụ thể, trong đó nêu rõ cần sửa đổi quy định pháp luật nào, cắt giảm thủ tục hành chính nào, cần cơ chế khuyến khích nào mới để tận dụng cơ hội phục hồi phát triển.
Theo Thủ tướng, tình hình hiện nay, nếu vẫn giữ quyền anh, quyền tôi, cứ gây khó khăn khó dễ cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân thì không bao giờ tạo được động lực phát triển. Làm thế nào thu hút mạnh mẽ đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân, nguồn lực vốn FDI, phát huy hơn nữa vai trò của các địa phương.
Thủ tướng nhận định, nhiều nguồn vốn FDI sẽ không vào Việt Nam mà sang Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan… nếu trong nước không có tạo điều kiện cơ sở hạ tầng và những điều kiện thu hút khác.
Chính vì vậy, "các đồng chí tập trung bàn giải pháp cải cách vượt trội để đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư kể cả trong nước và quốc tế vào Việt Nam. Địa phương, bộ ngành kiến nghị giải pháp cụ thể hơn nữa để phát huy hơn nữa vai trò động lực các địa phương, nhất là các đầu tàu kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, các tỉnh thành phố lớn", Thủ tướng yêu cầu.
Theo Dân trí
-
Cần quy định “luồng xanh” cho các dự án công nghệ cao
-
Cà Mau triển khai dự án hơn 30 triệu euro xây đê biển Tây và phục hồi rừng ngập mặn
-
5 quyết tâm và 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2024
-
Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, khẩn trương hoàn thành vị trí việc làm, triển khai đồng bộ, hiệu quả cải cách tiền lương
-
Chùm ảnh: Khai mạc Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương
-
Trình bổ sung hơn 4.327 tỷ đồng chi ngân sách từ viện trợ không hoàn lại trong năm 2025
-
Đại biểu Quốc hội: Cân nhắc việc thành lập tòa án chuyên biệt
-
[VIDEO] Hà Nội khởi công xây dựng cầu Tứ Liên - Công trình biểu tượng vượt sông Hồng
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Cầu Tứ Liên chỉ thi công trong 24 tháng"
-
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Xúc động và tự hào