Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đồng ý đàm phán về tranh chấp khí đốt ở Địa Trung Hải
![]() |
Cuộc họp qua cầu truyền hình giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel |
Trong hội nghị truyền hình giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, những người tham gia cho biết: "Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đã sẵn sàng bắt đầu các cuộc đàm phán thăm dò" về chủ đề Đông Địa Trung Hải, nơi hai nước tranh chấp những khu vực giàu khí đốt tự nhiên.
Ông Erdogan cho biết tại cuộc họp rằng: "động lực để giảm căng thẳng và khai thác các kênh đối thoại phải được hỗ trợ bằng các biện pháp có đi có lại". Thứ Sáu tuần trước (18/9), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sẵn sàng gặp Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis nếu nhận thấy "thiện chí" từ phía ông Mitsotakis trong mong muốn giải quyết cuộc khủng hoảng giữa các nước ở phía đông Địa Trung Hải.
Vòng "đàm phán thăm dò" cuối cùng nhằm giải quyết những tranh chấp giữa hai nước ở phía đông Địa Trung Hải từng diễn ra vào năm 2016.
Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, cả hai thành viên của NATO, đang tranh chấp các mỏ dầu khí ở phía đông Địa Trung Hải, trong một khu vực mà Athens coi là thuộc chủ quyền của mình. Vào ngày 10/8, Thổ Nhĩ Kỳ đã cử một tàu khảo sát địa chấn cùng với tàu chiến đến vùng biển giữa Hy Lạp và Síp. Căng thẳng trở nên tồi tệ hơn vào cuối tháng 8, khi hai nước thực hiện các cuộc diễn tập quân sự đe dọa nhau.
Cuộc khủng hoảng này sẽ là chủ đề bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh châu Âu vào ngày 24 và 25/9 tại Brussels (Bỉ). Một số quốc gia, đặc biệt là Pháp, đưa ra lời đe dọa trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ nhân hội nghị này.
Để củng cố chủ quyền của mình đối với các khu vực tranh chấp ở Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp trong những tháng gần đây đã lần lượt ký các thỏa thuận phân định biên giới trên biển gây tranh cãi, lần lượt với chính phủ Libya ở Tripoli và với Ai Cập. Trong cuộc họp với các phóng viên ngày 22/9, Đại sứ Hoa Kỳ tại Ankara cho biết: “không có bản đồ hoặc tuyên bố đơn phương nào ảnh hưởng đến quyền của bên thứ ba được coi là hợp lệ trong việc giải quyết tranh chấp lãnh hải”.
Nh.Thạch
AFP
-
Giới đầu tư dầu khí "thoát hiểm" trong xung đột Iran - Israel?
-
Giá khí đốt “lao dốc không phanh” trong tuần qua
-
Nếu Shell thâu tóm BP sẽ tác động gì tới giá dầu khí thế giới và đầu tư năng lượng?
-
TotalEnergies mở rộng hiện diện tại châu Á qua bước tiến mới ở Malaysia
-
Vì sao các ngân hàng thế giới tăng mạnh tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch?
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Quản lý, quản trị đều phải tốt"
-
1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
-
Quảng Ngãi công bố quyết định sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập tổ chức bộ máy mới
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân TPHCM và thông điệp gửi nhân dân cả nước
-
Hợp nhất Đà Nẵng và Quảng Nam: Bước ngoặt trong phát triển vùng, phát triển quốc gia