Thiên nhiên, con người - Một thế giới

08:43 | 23/09/2015

784 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong lần trở lại Việt Nam năm nay, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã tham gia buổi tọa đàm “Thiên nhiên, con người - Một thế giới” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội vào chiều 22/9 với thông điệp bảo vệ thiên nhiên - môi trường sống của chúng ta.

Buổi tọa đàm có sự tham dự của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và ông Thang Đức Thắng, Tổng biên tập báo điện tử VnExpress.

Môi trường sống đang là sự quan tâm mang tính toàn cầu. Ô nhiễm môi trường và những tác hại của nó tới hạnh phúc an sinh cộng đồng đang ngày trở nên nặng nề. Khí hậu Trái Đất nóng lên một cách bất thường và ngày càng khắc nghiệt là nguyên nhân dẫn tới những thiên tai như giông bão, lũ lụt, hạn hán, … xảy ra tại Việt Nam và trên khắp Thế giới, để lại những hậu quả khôn lường về của cải và tính mạng.

Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tâm trí

Lý giải căn nguyên của tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở nên bức thiết hiện nay, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa cho rằng, chính sự “ô nhiễm trong tâm trí con người” là nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường.

Nhiều lời dạy của Đức Phật trong các kinh điển Nguyên thủy có liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Trong kinh Anguttara Sutra, Ngài dạy rằng: “Trồng cây cho ta bóng mát, ngoài việc thanh lọc không khí, nó còn bảo tồn trái đất, đó là điều lợi lạc cho tất cả mọi người và cho cả bản thân ta”. Hoặc kinh Vinaya-matrka-sastra dạy rằng: “Một Tỳ kheo trồng ba loại cây: cây ăn trái, cây cho hoa và cây cho lá để cúng dường Tam bảo thì sẽ ân hưởng sự gia trì và sẽ không phạm tội”, hoặc: “Có năm loại cây mà một người không được chặt, đó là cây bồ đề, cây thuốc, những cây lớn mọc bên đường, cây trong rừng xứ lạnh và cây đa”. Sau khi chứng ngộ, Đức phật khuyên chư đệ tử không nên chặt phá cây cối, cho dù là chặt cành hay bẻ lá: “Cây xanh cho chúng ta bóng mát trong lành, giúp chúng ta có nơi ngủ nghỉ qua đêm hay ngồi thiền định. Chặt cành hay bẻ lá của cây đều là hành vi phi đạo đức”.

thien nhien con nguoi mot the gioi
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa được Liên Hợp Quốc trao tặng giải thưởng "Vì mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ" 

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa lý giải, nếu không có tình yêu thương muôn loài, con người sẽ sống ích kỷ và phá hoại thiên nhiên, như tình trạng ô nhiễm trên toàn cầu là một ví dụ rõ nét cho cách sống này. Để bảo vệ môi trường, bản thân mỗi chúng ta cần phải học cách trân trọng cuộc sống mình đang có và tôn trọng môi trường sống xung quanh. Sống yêu thương, chân thành và thân thiện chính là chìa khóa cho môi trường xanh tươi.

Để có được hiểu biết và tình yêu thương muôn loài, theo Đức Pháp Vương, con người cần phải được giáo dục và có kiến thức về môi trường sống của mình và đối với ông, đây chính là chìa khóa giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường đang cấp bách hiện nay. Bản thân Đức Pháp Vương và tăng đoàn của ông đã có nhiều cuộc bộ hành vì môi trường ở nhiều quốc gia trên thế giới như SriLanka hay các nước khu vực Nam Mỹ. Vừa đi bộ, các tăng ni vừa nhặt rác, hướng dẫn người dân không dùng chai nhựa, tăng cường sử dụng các vật dụng có thể tái chế và cầu nguyện cho dân chúng được bình an, hạnh phúc. Mặc dù chỉ qua 7-8 cuộc bộ hành như vậy, nhưng những hành động của Đức Pháp Vương và tăng đoàn đã trở thành hoạt động quốc tế và được nhiều quốc gia trên thế giới ủng hộ. Đức Pháp Vương cũng bày tỏ hi vọng sẽ sớm tổ chức một cuộc bộ hành tương tự tại Việt Nam để cầu nguyện quốc thái, dân an và góp phần vào sự trong sạch môi trường tại đây.

thien nhien con nguoi mot the gioi

Chính thức khai mạc Vesak 2014

Sáng 8/5, tại chùa Bái Đính (Ninh Bình), các đoàn đại biểu và Phật tử khắp nơi đã về dự lễ khai mạc Vesak 2014. Theo ban tổ chức, sẽ có khoảng 10.000 đại biểu tham dự, với gần 1.500 đại biểu quốc tế đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cùng hàng chục vạn Phật tử và nhân dân Việt Nam.

thien nhien con nguoi mot the gioi

Phật đản - Vesak

(Petrotimes) - Bạn đọc: Xin ông cho biết đôi điều về ngày Phật đản và về cách gọi tên này. (Hải Vân).

Mất trăm năm để nhặt rác

Trước những chia sẻ của Đại Pháp Vương Gyalwang Drukpa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều bày tỏ băn khoăn: “Con người chỉ mất 1s để vứt rác, nhưng phải mất cả trăm năm để học cách cúi đầu nhặt rác”. Đồng quan điểm, Tổng biên tập VnExpress cũng bày tỏ lo ngại vì tình trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ông đưa ra ví dụ về sự ô nhiễm trên đảo Lý Sơn do khách du lịch và dân buôn bán trên đảo, mỗi ngày Lý Sơn thải ra 10 tấn rác, nhưng nhà máy đốt rác trên đảo chỉ xử lý được 1,5 tấn. Ông Thắng đặt câu hỏi: “Hoạt động của Đại Pháp Vương đã lan tỏa thế nào? Đối với Việt Nam, chúng tôi nên bắt đầu từ đâu?”.

Đại Pháp Vương Gyalwang Drukpa cho biết, hành trình bộ hành của ông và tăng đoàn đã duy trì trong khoảng 10 năm nay và cũng được bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất. Đến nay, cuộc bộ hành của Đại Pháp Vương và tăng đoàn đã trở thành một hoạt động mang tính chất quốc tế, thu hút sự chú ý và ủng hộ của nhiều quốc gia, dân tộc.

thien nhien con nguoi mot the gioi
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và các khách mời tại tọa đàm

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa nhấn mạnh: “Đây là chặng đường dài và nhiều gian khó, tuy nhiên, nếu không bắt đầu hành trình ấy ngay từ hôm nay thì không bao giờ hoàn thành hành trình ấy được”. Theo ông, những hiện tượng như sóng thần, động đất, biến đổi khí hậu không phải là “hình phạt” của những đấng quyền năng, đấng tối cao mà do chính con người gây nên. Vì thế, chính con người phải là yếu tố mạnh mẽ nhất cần thay đổi để góp phần thay đổi môi trường sống xung quanh, như Đức Phật Thích Ca đã dạy “Mỗi chúng ta là chủ cuộc đời mình, chúng ta phải tin mình là chủ nhân của bao điều họa phúc, do đó ta không ỷ lại vào Phật, Bồ-tát mà ráng cố gắng buông xả những gì xấu xa tội lỗi, bằng trái tim thương yêu và hiểu biết để chuyển hóa phiền muộn khổ đau, thành an vui hạnh phúc”.

Theo Đức Pháp Vương, chỉ cần tất cả chúng ta đều cố gắng và không bi quan, không bỏ cuộc trước cuộc chiến bảo vệ môi trường thì môi trường xung quanh ta sẽ cải thiện hơn nhiều, hướng tới tương lai với một thế giới tràn ngập màu xanh để con người cùng chung sống và cùng hòa bình.

Để Trái Đất có thể mãi xanh tươi, nhân loại được hòa bình, hạnh phúc an vui, “Chúng ta không chỉ cần thu nhặt rác thải, làm sạch môi trường mà còn cần thanh lọc, loại bỏ những nhiễm ô nơi Tâm mình. Con người cần trân trọng, kết nối với thiên nhiên để hiểu được rằng chúng ta là một phần của thiên nhiên, chính chúng ta là Thiên nhiên” - đó là thông điệp Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa mong nguyện chia sẻ trong cuộc tọa đàm này.

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa là bậc lãnh đạo tâm linh đứng đầu Truyền thừa Drukpa thuộc Phật giáo Đại thừa - Kim Cương thừa, có lịch sử khởi nguồn cách đây 1.000 năm từ Ấn Độ.

Ngài được người dân vùng Himalaya tôn kính là hiện thân của Đức Phật Quan Âm và hóa thân chuyển thế của nhiều Đại Thành tựu giả trứ danh trong quá khứ như Đức Naropa, Đức Gampopa… liên tục trở lại nhân gian để lợi ích chúng sinh.

Truyền thừa Drukpa là truyền thống Phật giáo nổi tiếng với những pháp tu trì thâm diệu thành tựu Phật quả ngay trong một đời như “Sáu Pháp Yoga của Naropa”, giáo pháp khẩu truyền tâm yếu “Đại Thủ Ấn”, những pháp thiền định thù thắng “Sáu Pháp Vị Bình Đẳng”, “Bảy Pháp Duyên Khởi”.

Trong hiện đời, ngoài trọng trách hướng đạo hệ thống hàng ngàn tự viện và hàng triệu chư Tăng Ni, Phật tử trên toàn thế giới, Đức Pháp Vương còn được vinh danh là nhà hoạt động thiện hạnh và môi trường quốc tế qua các giải thưởng cao quý như cúp “Anh hùng Xanh”, giải “Thành tựu trọn đời” của Chính phủ Ấn Độ, danh hiệu “Bậc Bảo Hộ Vùng Himalaya” từ Liên minh Quốc tế Bảo vệ Nguồn nước, Kỷ niệm chương “Vì Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ” của Liên Hiệp Quốc.

thien nhien con nguoi mot the gioi

Trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa, sẽ có một loạt các hoạt động như:

Ngày 25 – 27/9, tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên, Vĩnh Phúc sẽ diễn ra sự kiện “Đại lễ Cầu siêu, Cầu an”. Đại lễ Quán Đỉnh Cầu Siêu Jangwa 100 Phật Bản tôn An Bình Uy Mãnh, theo nghi thức Phật giáo Kim Cương thừa.

Ngày 4/10 tại TP. Hồ Chí Minh, Đức Pháp Vương dự giao lưu và tổng kết chương trình Sống Giản đơn (bảo vệ môi trường) tại chùa Vĩnh Nghiêm. Ngày 5/10 tham dự Tọa đàm “Sức mạnh Tình yêu thương”, giới thiệu tủ sách “Sống Hạnh Phúc”.

Ngày 10/10, Đức Pháp Vương thực hiện thiện hạnh “Sống để yêu thương” dành cho người khuyết tật tại Thiên Quang Ni Tự, Bình Dương.

Từ ngày 21/9 đến ngày 3/11/2015, Đức Pháp Vương, Đức Nhiếp Chính Vương và Tăng Đoàn Truyền thừa Phật giáo sẽ viếng thăm nhiều tỉnh thành trên cả nước như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, cử hành các Pháp hội quán đỉnh cầu nguyện hòa bình thế giới, quốc thái dân an, đại lễ cầu siêu, khiển trừ chướng ngại, tăng phúc trường thọ.

Đặc biệt, Đức Pháp Vương sẽ lần đầu tiên cử hành “Pháp hội đại bi Quan âm”. Theo đó, Đức Pháp Vương trực tiếp cùng với hàng triệu người dân, Phật tử Việt Nam và quốc tế nhất tâm trì tụng “1 tỷ câu chân ngôn gia trì” (lời cầu nguyện nhiệm màu của Đức Phật Quan Âm) để cầu nguyện hạnh phúc, bình an, hòa bình, thịnh vượng tới nhân dân Việt Nam và thế giới.

 

Vương Tâm

Những địa điểm check-in thú vị ở Bình Định

Những địa điểm check-in thú vị ở Bình Định

(PetroTimes) - Không chỉ được ưu ái với thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ, Bình Định còn ghi dấu với loạt câu chuyện lịch sử, văn thơ và nền văn hóa độc đáo...