Thị trường LNG toàn cầu phản ứng ra sao khi giá khí đốt tại châu Âu tăng vọt trở lại?
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu đã tăng vọt trong hai tuần qua do iệc bảo trì các nhà máy khí đốt chính ở Na Uy kéo dài hơn dự kiến.
Năm ngoái, Na Uy đã thay thế Nga trở thành nguồn khí đốt lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU), chiếm hơn 24% thị phần. Trong khi đó, khí đốt đường ống Nga chỉ chiếm 15%.
Sau nhiều tháng giá giảm trong bối cảnh nhu cầu LNG giảm trên toàn cầu, hợp đồng khí đốt tương lai tháng trước tại trung tâm TTF, điểm chuẩn cho giao dịch khí đốt của châu Âu, đã tăng lên trong những ngày gần đây. Tính đến 10h41' (GMT) ngày 21/6, hợp đồng tháng 7 được giao dịch ở mức 42,12 USD (38,57 euro) một megawatt giờ (MWh), cao hơn nhiều so với mức 25 euro/MWh của ba tuần trước.
Các vấn đề vận hành tại cảng xuất khẩu Hammerfest LNG của Na Uy, hoạt động bảo trì tại các nhà máy xử lý khí ở Nyhamna và Kollsnes đã hạn chế lưu lượng khí đốt. Điều này đã khiến cho giá khí đốt trên thị trường giao ngay đã tăng cao hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động bảo trì tại mỏ Oseberg ngoài khơi Na Uy cũng đang làm giảm nguồn cung và góp phần đẩy giá cao hơn.
Giá khí đốt châu Âu tăng vọt trở lại đã thúc đẩy giá LNG giao ngay tại châu Á tăng đột biến.
Rystad Energy cho biết: "Sắp tới, mùa hè nắng nóng có khả năng sẽ làm nhu cầu khí đốt tự nhiên sẽ tăng lên và giá LNG toàn cầu sẽ tăng theo".
Tuần trước, tại châu Á, giá LNG giao ngay tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng trong bối cảnh giá khí đốt của châu Âu tăng vọt và nhiệt độ cao ở Đông Bắc Á làm tăng nhu cầu làm mát.
Ánh Ngọc
Oilprice.com
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
-
Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ