Thị trường điện nhìn từ lợi ích của người dân

16:22 | 29/09/2015

679 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Cần đẩy nhanh việc triển khai thực hiện lộ trình thị trường điện để người dân được hưởng lợi.
thi truong dien nhin tu loi ich cua nguoi dan
Phòng điều khiển trung tâm của thủy điện Sê San 3.
thi truong dien nhin tu loi ich cua nguoi dan Sân chơi công bằng cho ngành điện
thi truong dien nhin tu loi ich cua nguoi dan Người tiêu dùng được hưởng lợi từ thị trường điện
thi truong dien nhin tu loi ich cua nguoi dan Đakđrinh đang bừng sáng

Theo Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện lực cạnh tranh tại Việt Nam sẽ được thực hiện theo 3 giai đoạn và các cấp độ cạnh tranh:

Giai đoạn 1: Thị trường phát điện cạnh tranh:

Bước 1: Thị trường phát điện cạnh tranh thử nghiệm từ năm 2009 - 2010.

Bước 2: Thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh từ năm 2010 - 2015.

Giai đoạn 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh:

Bước 1: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh thử nghiệm từ năm 2016 - 2020.

Bước 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh từ năm 2021 - 2025.

Giai đoạn 3: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh:

Bước 1: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thử nghiệm từ năm 2021 - 2025.

Bước 2: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh sau năm 2025.

Trong giai đoạn 1, các doanh nghiệp phát điện cạnh tranh bán cho người mua độc quyền duy nhất là EVN để EVN bán lại cho 5 tổng công ty phân phối-bán lẻ là Tổng công ty Điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Trong giai đoạn 2, các đơn vị phát điện được tự do lựa chọn bán điện trực tiếp cho 5 tổng công ty phân phối nói trên và bán cho các đơn vị buôn bán lẻ mới thành lập trên thị trường điện và đặc biệt là, các đơn vị phát điện còn được bán điện trực tiếp cho các khách hàng lớn là khu công nghiệp, nhà máy xi măng, nhà máy thép… bằng cách đấu nối trực tiếp vào lưới điện truyền tải. Như vậy, phạm vi cạnh tranh trong ngành điện được mở rộng không chỉ trong khâu phát điện mà còn mở rộng sang khâu mua buôn điện.

Trong giai đoạn 3, người dân và hộ tiêu dùng điện sẽ được tự do mua điện từ các nhà máy và người bán buôn điện cạnh tranh nhau.

Hiện tại, Cục Điều tiết điện lực đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiên cứu để trình các cấp thẩm quyền về việc sửa đổi Quyết định 69/2013/QĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, với mục tiêu đảm bảo phản ánh đúng tín hiệu giá và tính hiệu quả của thị trường bán buôn điện cạnh tranh và Nhà nước tiếp tục hỗ trợ tiền điện trực tiếp cho các hộ nghèo, hộ chính sách.

Việc triển khai thị trường bán buôn điện, EVN sẽ không còn độc quyền mua buôn điện như trong thị trường phát điện cạnh tranh. Các khách hàng lớn tham gia thị trường bán buôn điện sẽ được mua điện theo giá cạnh tranh thị trường. Các khách hàng còn lại, trong đó chủ yếu là người dân sẽ phải tiếp tục mua điện từ các Tổng công ty Điện lực theo biểu giá bán lẻ điện thống nhất toàn quốc như hiện tại.

Như vậy, trong giai đoạn 1 và 2, nghĩa là cho tới tận năm 2021, thậm chí còn thêm 5 năm thử nghiệm bước 1 của giai đoạn này nữa, về nguyên tắc, chỉ những khách hàng lớn (mà hiện vẫn chưa có các quy định cụ thể về tiêu chí nhận diện, điều kiện kinh tế-kỹ thuật-tài chính và quy trình đăng ký tham gia thị trường theo các nguyên tắc công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử) mới được hưởng lợi từ kỳ vọng các doanh nghiệp phát điện và cả nhà phân phối bán buôn điện cạnh tranh nhau. Việc người dân vẫn phải mua theo giá bán lẻ thống nhất toàn quốc do một đơn vị bán lẻ duy nhất vẫn duy trì vị thế độc quyền như cũ, thì họ khó có nhiều hy vọng được hưởng lợi ích rõ ràng từ cạnh tranh giúp việc nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện với mức giá hợp lý, minh bạch hơn.

Nói cách khác, người dân sẽ bấm ngày để đợi bao giờ mới tới năm 2021, và chỉ hy vọng hiện thực hóa vào năm 2025, khi người dân được quyền tự do chọn người cung cấp bán lẻ điện trong một thị trường bán lẻ cạnh tranh lành mạnh thực sự đầy đủ, đúng nghĩa để họ có thể an tâm và đồng thuận với giá điện thực sự đúng nghĩa cạnh tranh thị trường hợp lý và minh bạch nhất mà thôi.

Kỳ vọng càng lớn lao hơn khi một quy chế mới bảo đảm điều đó vẫn còn đang đợi các cơ quan chức năng đủ thẩm quyền và công tâm nghiên cứu và ban hành, triển khai có hiệu lực thực sự trên thực tế. Một thị trường điện cạnh tranh tối ưu và đúng nghĩa chỉ khi đáp ứng các yêu cầu bảo đảm cân bằng giữa khả năng cung - cầu điện; giảm thiểu các chi phí sản xuất, kinh doanh điện năng; nâng cao trách nhiệm của người sản xuất và cung ứng điện, đồng thời, tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng điện tự do chọn lựa phương thức mua điện và đối tác bán điện để ký hợp đồng; loại trừ sự độc quyền trong sử dụng lưới truyền tải, phân phối; tạo môi trường thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và phát triển điện lực; nâng cao tính an toàn, ổn định trong cung cấp điện và dịch vụ điện; sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả các nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường.

Với tỷ trọng nguồn theo chủ sở hữu (với các nhà máy do Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia điều khiển) hiện là: EVN 18,9%, Tổng công ty phát điện 1 là 16,7%, Tổng công ty phát điện 2 là 12,2%, Tổng công ty phát điện 3 là 17,7%, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam là 4,3%, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là 12,1%, còn lại là các nhà máy tư nhân, cổ phần và BOT. Như vậy có lẽ sẽ vẫn còn nguyên những quan ngại về trong giá điện bán lẻ cho người dân vẫn gánh nhiều các khoản thu để bù đắp mọi khoản chi đội trần và cả mục tiêu có lãi và tăng huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành điện... đặc biệt, trong bối cảnh hệ thống tải điện còn yếu và người cầu thủ vẫn được phép cầm còi trận đấu có mình tham gia...?

10 năm nữa chờ đợi với biết bao phấp phỏng lo toan... Thiết nghĩ, chúng ta cần phải có giải pháp để đẩy nhanh quá trình này lên, sớm đưa giá điện về giá thị trường.

TS Nguyễn Minh Phong

Năng lượng Mới

  • el-2024