Tặng sách “Con rối tha hương”

15:46 | 19/08/2016

1,441 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
“Con rối tha hương” là câu chuyện được kể qua góc nhìn của một nhà văn người Đức về cuộc sống của một gia đình người Việt ba thế hệ trên nước Đức, rộng hơn là cộng đồng người Việt sống ở Đức từ thời bức tường Berlin còn chưa sụp đổ.

Bà Hiền và chồng thuộc thế hệ công nhân hợp tác sang Đức từ đầu những năm 1980. Họ đã bám trụ, vượt qua những biến thiên của lịch sử và xây dựng cuộc sống trên đất lạ. Với bà Hiền, khi bị cắt lìa với người chồng bởi cái chết cũng là lúc mối dây liên hệ trực tiếp và gần gũi với quá khứ trở nên nhạt nhòa. Quê hương và tiếng mẹ đẻ, cùng nền văn hóa đằng sau đó, chỉ là bóng hình của kí ức xa xăm bà muốn cất giấu cho riêng mình.

Sung - con trai bà Hiền - là thế hệ thứ hai sinh ra khi sự tồn tại của những người dân nhập cư đã bớt bị đe họa. Giữa những mối xung đột chính trị, những thay đổi của chính quyền, giữa những nhộn nhạo của đời sống và mưu sinh, họ dần được chấp nhận như một phần của nơi mình sinh sống, thụ hưởng ngôn ngữ, giáo dục và văn hóa của đất nước nơi mình sinh ra.

Nhưng đâu đó trong sâu thẳm các tâm hồn, những người bản xứ không thoát khỏi cái nhìn với cái dị biệt, còn những người như Sung không khỏi vương vất cảm giác của những “người khác” trên đất khách quê người.

tang sach con roi tha huong
Tiểu thuyết "Con rối tha hương" của nhà văn người Đức - Karin Kalisa.

Đến Minh - một học sinh tiểu học, thế hệ thứ ba hoàn toàn sinh ra và lớn lên tại Đức - cảm giác xa lạ đó hầu như vắng bóng. Minh, ngược lại, thậm chí hoàn toàn xa lạ với một vùng đất được gọi là quê hương bản quán của ông bà mình, không biết đến một quá khứ ẩn giấu trong gia đình và những kí ức xa xăm cũ kĩ của người bà. Cho đến khi Minh phải tìm một “sản phẩm văn hóa” cho chương trình “Câu chuyện thế giới” của trường.

Thủy - con rối đã theo chân cô gái tên Hiền đến một đất nước cách xa nền văn hóa sản sinh ra nó hàng vạn dặm - thực sự sống dậy và khiến những kí ức, những tình cảm với cố hương cựa quậy trong lòng người phụ nữ xa xứ, đồng thời đánh thức khả năng “thấu cảm” với cội nguồn của mình từ những người con người cháu, từ những người trẻ nói chung đang sinh sống mà hầu như quên mất nguồn cội mình.

Con rối tha hương, như một biểu tượng, trở thành sợi dây kết nối không chỉ cộng đồng người Việt: giữa những người Việt may mắn tìm được một con đường để hòa nhập vào một cuộc sống bình thường với những người phải vật lộn mưu sinh ngoài vòng pháp luật, giữa những người Việt đã rời quê hương từ lâu với những người Việt ở bản xứ. Đó còn là cây cầu kết nối cộng đồng người Việt với cộng đồng người bản xứ Đức, cũng như với một cộng đồng đa văn hóa, đa sắc tộc trên nước Đức.

Sau màn trình diễn văn hóa là sự hứa hẹn một cuộc trở về. Cuối cùng, những kiều dân Việt một lần có cơ hội được nhìn lại, được thấu hiểu những điều được mất, những hạnh ngộ và mất mát, những niềm vui lẫn khổ đau, hạnh phúc và cả bi kịch khi con người vật chất, và nhất là, tâm hồn bị bứt khỏi cội rễ của mình.

Với cái nhìn của một người kể chuyện “không đồng chất” thì Karin Kalisa đã rất cố gắng “thấu cảm” một thứ ngôn ngữ, một tâm hồn, một nền văn hóa hầu như còn xa lạ với cô để đưa ra ánh sáng những góc khuất phận người, những tâm tình ẩn giấu đó. Khi bên trên là lớp sự kiện bề mặt dày đặc, thấm đẫm màu sắc cổ tích vui tươi và cái nhìn hài hước, dí dỏm.

Kalisa không cổ vũ một tinh thần đa văn hóa hay kết nối quốc tế chung chung đầy màu sắc huyễn hoặc. Cái kết của cô khẳng định, dù là cuộc trở về thế nào, mang tính không gian, địa lí hay cuộc trở về của tâm hồn, thì mỗi con người, mỗi cộng đồng - không kể bản xứ hay tha hương - cũng cần thực hiện.

Tâm thế của người kể chuyện - có lẽ cũng giống như tâm thế của các nhân vật cư dân bản xứ - một mặt nào đó sẵn sàng mở lòng đón nhận một luồng gió mới từ một cộng đồng vẫn sống ngay bên cạnh họ nhưng hầu như giãn cách về giao tiếp và xa cách về tâm hồn, bởi chính họ cũng nhận ra mình đang già cỗi, đang khô héo và chết cứng trong phạm vi, luật lệ và định kiến.

Cũng giống như những người Việt tha hương cần một lần dũng cảm nhìn vào quá khứ, vào bản tính và tâm hồn mình, những người bản xứ cũng cần cơ hội để làm mới, vươn mình và tái sinh. Sau những biến thiên của lịch sử, con người - nói chung, bất kể màu da, sắc tộc, tôn giáo hay văn hóa - đã đủ khổ đau, khổ đau đến độ dần đánh mất khả năng mở lòng để thấu hiểu. Và vì thế, con người cần đến một thứ biểu tượng giống như con rối tha hương như cần một đầu mối khơi gợi, một nhịp cầu. Bởi cuối cùng, sức sống và sự tái sinh của con người nằm ở khả năng tự thấu hiểu chính mình và kết nối với đồng loại.

Là một người nghiên cứu nhiều năm các lĩnh vực ngôn ngữ châu Á, triết học và dân tộc học, Karin Kalisa có đủ nền tảng hiểu biết để dựng nên một câu chuyện mà cô khẳng định là “hoàn toàn hư cấu” bằng giọng kể chuyện hài hước, dí dỏm, đồng thời cố gắng gạt đi cái nhìn của “người bên ngoài” về tha nhân. Câu chuyện của Kalisa vì thế luôn ẩn hiện nụ cười tự giễu vui tươi, trong sáng và thấu cảm về chính mình, về cộng đồng của mình hơn là phô bày sự bao dung với một cộng đồng kiều dân.

Công ty sách Alpha Books gửi tặng độc giả báo PetroTimes 5 cuốn sách “Con rối tha hương”. Email đăng ký nhận sách xin vui lòng để tiêu đề “Tặng sách Con rối tha hương'' gửi kèm thông tin địa chỉ, số điện thoại và số chứng minh thư của bạn tới địa chỉ [email protected].

Sau một tuần, BBT sẽ email hoặc điện thoại trực tiếp để thông báo đến độc giả may mắn nhận được sách.

tang sach con roi tha huong

Ra mắt bộ sách về Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu

Buổi trò chuyện “Lý Quang Diệu bàn về Cầm quyền - Quản lý - Cuộc đời” vừa được diễn ra sáng nay, ngày 17/8 tại Hội trường NXB Trẻ (161B Lý Chính Thắng, quận 3, TP.HCM) nhân dịp ra mắt bộ sách về Thủ tưởng Lý Quang Diệu.

tang sach con roi tha huong

‘Nàng Aura’ và câu chuyện quái dị về dục vọng con người

Một tác phẩm cực ngắn nhưng “Nàng Aura” của nhà văn Carlos Fuentes được xem là một trong những tiểu thuyết hiện đại hay nhất của Mexico, với nhiều những gợi mở suy tưởng về đam mê thực sự của con người.

tang sach con roi tha huong

‘Nhụy khúc’: Cuộc điều tra về kí ức và sự quên

Nếu đúng như Milan Kundera nói, khi đối mặt với sự quên, tiểu thuyết là một lâu đài có “hệ thống phòng vệ vô cùng thảm hại” thì có lẽ nhà văn trẻ Đinh Phương với “Nhụy khúc” đang cố gắng chống lại điều đó bằng cách từ bỏ nỗ lực xây dựng hệ thống phòng vệ ấy.

Yên San

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.