Tác động của việc Gazprom cắt nguồn cung khí đến Hà Lan là bằng không

10:18 | 31/05/2022

524 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga đã thông báo rằng họ sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Hà Lan bắt đầu vào ngày 1/6, để phản ứng trước việc nhà kinh doanh năng lượng Hà Lan GasTerra từ chối thanh toán bằng đồng ruble.
Tác động của việc Gazprom cắt nguồn cung khí đến Hà Lan là bằng không

Động thái của Gazprom được nhiều người dõi theo sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng tất cả các chuyến giao hàng khí đốt ở châu Âu phải được thanh toán bằng đồng ruble.

Trong một phản ứng, Dutch GasTerra tuyên bố rằng họ đã đảm bảo nguồn cung từ nơi khác. Việc hủy bỏ hợp đồng hiện tại dự kiến ​​sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ ngày 31/5 đến ngày 1/10/2022, kéo theo khoảng 2 tỷ m3 khí đốt tự nhiên, hoặc khoảng 5% lượng tiêu thụ hàng năm của Hà Lan. GasTerra không tiết lộ nhà cung cấp mới, song có vẻ như đó là khí đốt từ Na Uy.

Bộ trưởng Năng lượng và Khí hậu Hà Lan Rob Jetten nói rằng, tác động của việc Nga cắt nguồn cung khí đốt gần như là con số không.

Điều này có nghĩa là người tiêu dùng Hà Lan sẽ vẫn có thể sử dụng khí đốt tự nhiên như bình thường. Tuy nhiên, có vẻ như Bộ trưởng Hà Lan hiện đang bác bỏ những lo ngại ngày càng lớn về việc không chỉ gia tăng tình trạng thiếu hụt trên thị trường, mà còn là một động lực lạm phát khác khi giá khí đốt bán buôn sẽ tăng đáng kể. Do đó, người tiêu dùng Hà Lan sẽ thấy hóa đơn của họ tăng lên.

Theo luật của Hà Lan, trong thời kỳ thiếu hụt năng lượng, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng khí đốt tự nhiên hiện nay, việc giảm khối lượng sẽ xảy ra trước tiên trong một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, làm tăng giá trong một thị trường vốn đang vật lộn với các vấn đề về chuỗi cung ứng.

Trên thực tế, quan điểm của Chính phủ Hà Lan và GasTerra rằng động thái cắt giảm nguồn cung của Gazprom không có tác động lớn đến nền kinh tế Hà Lan có thể là thiển cận. Động thái của Nga sẽ khiến thị trường khí đốt châu Âu thắt chặt hơn nữa vì các nhà nhập khẩu Hà Lan giờ đây sẽ tìm kiếm nguồn cung thay thế trong một thị trường khí đốt châu Âu vốn đã đông đúc.

Bình An