Sản lượng khí đốt của Châu Phi có thể đạt đỉnh vào cuối những năm 2030
![]() |
Một nghiên cứu được công bố mới đây bởi công ty Rystad của Na Uy chỉ ra rằng lục địa châu Phi có thể ghi nhận mức tăng đáng kể về sản lượng khí đốt từ này đến cuối thập niên 2030. Theo dự báo thận trọng của công ty này, sản lượng khí đốt sẽ đạt mức cao nhất là 470 tỷ mét khối trong khoảng thời gian này. Mức trần này chiếm khoảng 75% khối lượng khí đốt do Nga sản xuất vào năm 2022.
Báo cáo chỉ ra rằng lượng khí đốt được sản xuất ở châu Phi sẽ tăng từ 260 tỷ m3 trong năm nay lên 335 tỷ m3 vào cuối thập niên 2020. Trong trường hợp các dự án khí đốt của châu Phi được tối ưu hóa về trung và dài hạn, sản lượng trên có thể cao hơn.
Thật vậy, bất chấp tiềm năng khí đốt của lục địa châu Phi, sự phát triển của các dự án khí đốt ở châu lục này thường bị bỏ rơi hoặc bị đình chỉ vì các công ty dầu khí coi đó là rủi ro. Nhưng nay một sự thay đổi mô hình dường như đang xuất hiện.
Theo Rystad, một số công ty quốc tế như BP, Eni, Shell, ExxonMobil và Equinor đang để lại những tín hiệu cho thấy họ nhiệt tình đầu tư nhiều hơn vào các dự án khí đốt ở châu Phi, vốn đã bị đình chỉ trước đó. Đây là mong muốn nhằm đáp ứng sự gia tăng nhu cầu năng lượng toàn cầu.
Theo Rystad, chiến lược này có thể được hỗ trợ bởi bối cảnh địa chính trị năng lượng ở cấp độ liên lục địa. “Tình hình địa chính trị ở châu Âu đang thay đổi bối cảnh rủi ro toàn cầu. Cơ sở hạ tầng đường ống dẫn khí hiện có giữa Bắc Phi và Châu Âu và các mối quan hệ cung cấp LNG khiến Châu Phi trở thành một lựa chọn thay thế mạnh mẽ cho các thị trường Châu Âu, sau lệnh cấm nhập khẩu của Nga”, Siva Prasad, nhà phân tích chính tại Rystad Energy cho biết.
Theo hướng này, châu Âu có thể đóng góp vào việc tài trợ cho một số dự án khí đốt ở châu Phi như Đường ống dẫn khí xuyên Sahara (TSGP) hoặc đường ống dẫn khí Nigeria-Morocco mà các nguồn đầu tư hiện đang được thiết lập. Một cách để lục địa già đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng về lâu dài.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Sản lượng khí đốt ở Nga giảm mạnh trong 5 tháng đầu năm
-
Châu Phi lập quỹ phát triển năng lượng tái tạo
-
Việc tài trợ cho các dự án dầu trị 160 tỷ USD ở Nigeria đang bị đe dọa
-
Tận dụng giá dầu cao, châu Phi tăng cường đầu tư tăng sản lượng
-
Châu Phi lo lắng về hậu quả các lệnh trừng phạt của châu Âu
-
Tullow và Capricorn hợp nhất trở thành một tác nhân quan trọng trong lĩnh vực năng lượng ở châu Phi
- Giá các loại xăng dầu đồng loạt giảm nhẹ khoảng 400 đồng/lít
- EU nhập khẩu nhiều LNG của Mỹ hơn khí đường ống của Nga
- Giá xăng dầu hôm nay 1/7: Dầu thô quay đầu tăng mạnh
- Giá xăng hôm nay 1/7 giảm nhẹ sau 7 lần tăng liên tiếp
- Sẽ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng với xăng dầu
- Tin thị trường: Các nước điều chỉnh chế độ xuất nhập khẩu năng lượng trong bối cảnh giá cả tăng cao
- Bản tin dầu khí 30/6: Dự trữ dầu chiến lược Mỹ cạn kiệt, Saudi tiếp tục tăng giá dầu sang châu Á
- Dự báo giá dầu: tiếp tục giữ ở mức cao, chờ quyết định G7
- Giá xăng dầu hôm nay 30/6: Dầu thô lại lao dốc
- Áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga sẽ làm rung chuyển thị trường
- Sri Lanka mở cửa thị trường dầu khí cho nước ngoài
- Bản tin Dầu khí 29/6: Canada có thể giúp châu Âu giảm phụ thuộc vào Nga