Quân đội cũng cần những người đỗ đại học!
Từ lâu nhiều người cứ nghĩ rằng những ai đỗ ĐH, CĐ là có quyền theo đuổi ước mơ giảng đường mà quên đi trách nhiệm công dân. Rồi người ta tìm cách để được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự để đi học tiếp.
Ai cũng hiểu sự học tập là suốt đời. Chúng ta nên hiểu rằng ở thời đại này đừng quá xem nặng hay đặt hy vọng lớn vào việc học tập là mục tiêu cuối cùng để dẫn đến thành công. Việc trúng tuyển nghĩa vụ quân sự là mang tính nghĩa vụ của tuổi trẻ. Thực hiện nghĩa vụ quân sự là sứ mệnh thiêng liêng và cao cả đối với mọi công dân Việt Nam.
Vậy, người trúng tuyển ĐH, CĐ không thay thế việc thực hiện nhiệm vụ công dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện nghĩa vụ quân sự có thể là cơ hội tốt để cá nhân đó rèn luyện bản lĩnh, phẩm chất, đạo đức, tri thức... Môi trường trong quân ngũ sẽ là “trường học lớn” giúp các em trưởng thành. Như vậy, việc tạm gác lại công việc học tập trong điều kiện này sẽ không làm ảnh hưởng đến ước mơ, khát vọng theo đuổi ngành nghề mà mình đã lựa chọn khi thi đại học.
Trở lại với câu chuyện thủ khoa ĐH Y Hà Nội Nguyễn Hữu Tiến (xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đang được bàn luận rộng rãi. Sau khi Nguyễn Hữu Tiến đã thực hiện việc khám tuyển nghĩa vụ quân sự, ngày 31/7, Tiến đã nhận được thông báo việc sẽ được nhập ngũ vào đầu tháng 9 năm 2013.
Những người đỗ đại học như em Nguyễn Hữu Tiến có thể tạm hoãn việc học để lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự
Tuy nhiên ngày 14/8, Hội đồng nghĩa vụ quân sự đã quyết định phát lệnh nhập ngũ đối với 14 thanh niên và Nguyễn Hữu Tiến đã được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự trong năm nay.
PV PetroTimes trao đổi với ông Nguyễn Văn Cường – Phó chủ tịch UBND xã Phương Tú về những trường hợp thanh niên vừa đỗ ĐH vừa trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Ông Cường cho biết: Xã Phương Tú thực hiện việc xét tuyển nghĩa vụ quân sự theo Thông tư liên tịch 13 của Bộ Quốc phòng, Bộ GD&ĐT và Ban chỉ huy quân sự huyện Ứng Hòa. Năm nay, xã Phương Tú có 20 thanh niên đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, chỉ có 14 người nhận lệnh nhập ngũ”.
Khi hỏi vì sao trường hợp của em Nguyễn Hữu Tiến, và 5 em khác cùng đỗ đại học đều được xét duyệt hoãn nghĩa vụ quân sự thì ông Cường cho hay “Việc xét và trúng tuyển nghĩa vụ quân sự tại địa phương là thực hiện theo chỉ tiêu được giao. Đối với xã Phương Tú là 14 chỉ tiêu. Trường hợp em Tiến và 5 em khác được xét duyệt hoãn nghĩa vụ quân sự là do nguồn thanh niên tại xã đã đủ chỉ tiêu. UBND xã đã làm công văn đề nghị Ban Chỉ huy quân sự huyện Ứng Hòa tạo điều kiện hoãn nghĩa vụ quân sự cho một số trường hợp trên”. Ông Cường còn nói rằng đây là chính sách ưu tiên của xã.
Ông Nguyễn Văn Cường - PCT UBND xã Phương Tú: "Những em đỗ ĐH được xã ưu tiên hoãn việc thực hiện nghĩa vụ quân sự"
Như vậy, nếu xã nào cũng “ưu tiên” những trường hợp đỗ đại học đều được hoãn thi hành nghĩa vụ thì sẽ chỉ có những người chưa học xong phổ thông thậm chí học kém là đi bộ đội? Liệu những thanh niên này có đủ nhận thức, kiến thức, sự hiểu biết và tận tâm với nghĩa vụ hay họ coi việc đi nghĩa vụ chỉ như là... nghĩa vụ mà thôi.
Chính những trường hợp đỗ ĐH, CĐ tham gia nghĩa vụ quân sự, nếu có nguyện vọng học tập và công tác chuyên môn trong quân ngũ thì có thể trở thành những chiến sỹ giỏi, tinh nhuệ góp phần làm cho quân đội ta lớn mạnh. Những thanh niên này trẻ, khỏe, có kiến thức là điều kiện thuận lợi để tiếp thu các kiến thức khoa học về quân sự, máy móc, súng ống, đạn dược. Và trong hoàn cảnh như hiện nay dù không xảy ra chiến tranh nhưng đất nước đang cần họ. Như thế, đỗ đại học cũng có thể đi bộ đội được chứ!
Nguyễn Hoan
-
[VIDEO] Giáo dục lý tưởng cách mạng, khơi dậy niềm tự hào cho thanh niên
-
[VIDEO] Phát huy thế mạnh của thanh niên trong giai đoạn phát triển mới của Petrovietnam
-
Thanh niên TP HCM trải nghiệm AI và nghề làm đẹp
-
Sôi nổi Lễ hội Thanh niên TP HCM lần 5 năm 2025
-
[VIDEO] Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn đối thoại với đoàn viên, thanh niên toàn Tập đoàn
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
-
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, tránh chồng chéo trong lập quy hoạch