Phong trào “Áo vàng” Pháp khởi phát từ đâu?

06:30 | 09/12/2018

787 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Phong trào biểu tình của phe "Áo vàng" ngày 8/12 tiếp tục tập hợp lần thứ tư với quy mô lớn. Nổ ra từ ngày 17/11 ban đầu nhằm mục đích phản đối chính phủ tăng thuế nhiên liệu nhưng sau đó phong trào mở rộng sang chỉ trích các chính sách của chính quyền Pháp, cho rằng họ không quan tâm tới những người dân bình thường mà chỉ đem lại lợi ích cho giới giàu. Đây là một phong trào không có người lãnh đạo và được hình thành trên mạng xã hội Facebook.  

Các nhóm được thành lập trên mạng xã hội Facebook đã đóng một vai trò trọng yếu trong sự phát triển của phong trào những người “Áo vàng” tại Pháp, theo lời các thành viên của những nhóm này, cũng như của các chuyên gia được hãng tin AFP trích dẫn.

Châm ngòi cho phong trào này chính là video clip của một phụ nữ vô danh tiểu tốt, Jacqueline Mouraud, lên án quyết định tăng thuế xăng dầu của chính phủ Pháp. Từ đó, những người lái xe bất mãn mới tập hợp lại thành các nhóm để cùng nhau tổ chức cuộc biểu tình đầu tiên ngày 17/11. Họ mặc chiếc áo màu huỳnh quang, mà theo luật, người lái xe nào cũng phải có sẵn trong xe. Phong trào “Áo vàng” là xuất phát từ đó.

phong trao ao vang phap khoi phat tu dau
Trang nhất tuần báo Pháp Courrier international ra ngày 6/12/2018

Giáo sư Tristian Mendès France, Đại học Paris-Diderot, giải thích với hãng tin AFP rằng “Facebook là không gian lý tưởng đối với một phong trào kiểu như vậy, tức là một phong trào không có cơ cấu chặt chẽ, phân tán và không có đại diện thật sự. Cũng giống như họ, Facebook không có trung tâm, mà chỉ dựa trên những cộng đồng”.

Giống như các nhóm trên mạng xã hội, các thành viên của phong trào “Áo vàng” có những yêu sách và thuộc những thành phần rất khác biệt nhau.

Nhưng Facebook cũng là nơi mà những người “Áo vàng” trao đổi thông tin, hội ý với nhau, phối hợp tổ chức, theo lời bà Chloé Tissier, người điều hành nhóm “Những người lái xe vùng Normandie nổi giận”, hiện có đến hơn 50 nghìn thành viên. Khi những người “Áo vàng” muốn đạt đồng thuận về các yêu sách, họ cũng chọn Facebook làm công cụ thăm dò ý kiến.

Cũng theo lời bà Tissier, mạng Facebook quy tụ rất nhiều người lớn tuổi ở Pháp và thành phần này chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong phong trào “Áo vàng”, do bản thân họ bất mãn khi thấy tiền hưu ngày càng ít đi vì thuế tăng.

Còn về phần nhà nghiên cứu Olivier Ertzscheid tại đại học Nantes, ông nhấn mạnh, nếu không có Facebook, phong trào “Áo vàng” đã không đạt đến tầm mức như thế.

Một điểm đáng chú ý khác, đó là trong các nhóm trên Facebook, các thành viên tin vào những thông tin do chính các “đồng chí” của họ loan tải, hơn là thông tin trên các báo chí truyền thống. Theo các chuyên gia, chính thái độ nghi kỵ này đã góp phần vào sự lan truyền các “Fake news” (tin giả). Ngay từ đầu phong trào “Áo vàng”, những tin đồn thất thiệt đã lan truyền với tốc độ chóng mặt.

Ngày 8/12, cảnh sát chống bạo động Pháp xảy ra đụng độ với người biểu tình trong phong trào "Áo vàng" gần đại lộ Champs-Elysees ở thủ đô Paris trong lúc những người này đang thực hiện cuộc tuần hành phản đối Tổng thống Emmanuel Macron, theo AFP.

Cảnh sát đã phải bắn hơi cay để đẩy lùi hàng trăm người biểu tình xung quanh các cửa hàng trên đại lộ Champs-Elysees và Khải Hoàn Môn. Nhà chức trách ước tính có khoảng 1.500 người tập trung trong khu vực này. Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cho biết đã có 481 người bị bắt khi tham gia biểu tình. Trong số bị bắt có cả những người mang theo mặt nạ, búa, súng cao su và gạch đá, dường như dùng để tấn công cảnh sát.

Trên cả nước, số người tham gia biểu tình đã lên tới con số 31.000, hơn 700 người bị bắt, theo Thứ trưởng Nội vụ Pháp Laurent Nunez.

phong trao ao vang phap khoi phat tu dauPháp huy động xe tăng chuẩn bị đối phó những người “Áo vàng”

Nh.Thạch

AFP

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc