Phòng chống Covid-19: Chiến lược vắc-xin đóng vai trò quyết định

18:21 | 13/06/2021

650 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong gần 2 năm thế giới chống chọi với đại dịch Covid-19 đã cho thấy, ngoài vắc-xin không có giải pháp nào thật sự hiệu quả để vừa ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế. Chiến lược vắc-xin hiện đóng vai trò quyết định đưa các quốc gia thoát ra khỏi đại dịch, khôi phục kinh tế.
Sau Bắc Giang, Sun Group hỗ trợ Bắc Ninh 50 tỷ lắp đặt Trung tâm Hồi sức tích cựcSau Bắc Giang, Sun Group hỗ trợ Bắc Ninh 50 tỷ lắp đặt Trung tâm Hồi sức tích cực
Các loại vắc xin Covid-19 đang được lưu hànhCác loại vắc xin Covid-19 đang được lưu hành
Kinh tế phục hồi mạnh trong quý 3 nhờ kiểm soát tốt dịch Covid-19Kinh tế phục hồi mạnh trong quý 3 nhờ kiểm soát tốt dịch Covid-19

Trong những tháng đầu năm 2021, kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ, mức tăng trưởng toàn cầu trong quý 1/2021 khoảng 1,3%, nhưng có sự phân hóa rõ nét theo từng khu vực/nền kinh tế, trong đó có thể thấy rõ sự khác biệt do tiến độ tiêm vắc-xin. Sự phục hồi kinh tế thế giới dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra trong quý 2/2021 trong đó nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ sẽ là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu. Một số quốc gia có chiến lược tiêm vắc-xin tốt đã dần thoát ra khỏi đại dịch trở về với cuộc sống bình thường. Trong khi đó, nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới vẫn đang ngụp lặn trong việc chống chọi với những làn sóng mới của đại dịch Covid-19 với mức độ trầm trọng hơn, mất mát nhiều hơn.

Ấn Độ lập kỷ lục buồn về số người tử vong do COVID -19 cao nhất trong ngày
Ấn Độ lập kỷ lục buồn về số người tử vong do Covid-19 cao nhất trong một ngày

Trong khi đại dịch Covid-19 đã và đang tiếp tục bùng phát, nhiều quốc gia rơi vào cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong quá khứ. Có thể kể đến các điểm nóng như Ấn Độ, Brazil. Báo cáo vào ngày 10/6 của Ấn Độ cho biết, số người chết vì Covid-19 đã đạt mức cao kỷ lục, với hơn 6.000 người/ngày, mức cao nhất thế giới về số ca tử vong hằng ngày. Mức độ bùng phát mạnh của dịch bệnh khiến cơ sở hạ tầng y tế của đất nước chịu nhiều sức ép, với tình trạng thiếu giường bệnh, ôxy, thuốc men... Và Ấn Độ cũng nhận định, đẩy mạnh tiêm chủng là giải pháp cho quốc gia này. Chiến dịch tiêm chủng ở Ấn Độ bắt đầu vào tháng 1 nhưng đối mặt một số trở ngại bao gồm thiếu vắc-xin, khiến chưa đến 5% dân số được tiêm đủ 2 liều.

Các biện pháp giãn cách xã hội khiến đời sống và kinh tế bị ảnh hưởng
Các biện pháp giãn cách xã hội khiến đời sống và kinh tế bị ảnh hưởng

Trong khi đó, nhờ chiến dịch tiêm chủng đạt hiệu quả, đại dịch Covid-19 đã có các chuyển biến tích cực tại các nước lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc. Các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, kinh tế ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ.

Hiện nay, khoảng 2,295 tỷ liều vắc-xin đã được triển khai tại 216 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn giữa các nước giàu và nước nghèo. Tỷ lệ tiêm trên 100 người ở châu Phi là 2,9 liều, trong khi con số ở Mỹ và Canada là 90,4 liều, châu Âu 52,2 liều. Tiếp theo là châu Á với 28,9 liều, Mỹ Latinh và Caribe 28,9 liều, Trung Đông 21,2 liều và châu Đại Dương 16,1 liều.

Các quốc gia đang đẩy mạnh chiến lược tiêm vắc-xin COVID -19
Các quốc gia đang đẩy nhanh chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19

Có thể thấy, chiến lược tiêm vắc-xin hiện là giải pháp quyết định thành bại trong cuộc chiến chống Covid-19. Và các quốc gia đang đẩy nhanh chiến dịch tiêm vắc-xin, xem đó là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính chiến lược và quyết định để thoát khỏi đại dịch.

Ở nước ta, làn sóng thứ 4 của đại dịch Covid-19 từ ngày 27/4 đã gây ra ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Theo Bộ Y tế, tính đến sáng 12/6, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc Covid-19, trong đó có 8.418 ca ghi nhận trong nước và 1.630 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 là 6.848 ca. Với tình hình hiện nay, bên cạnh 5K thì tiêm vắc-xin là giải pháp tất yếu, mang tính chiến lược để thoát khỏi đại dịch. Vừa qua, Chính phủ đã ra mắt “Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19” nhằm huy động tổng hợp nguồn lực đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách nhà nước phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân. Hy vọng, chiến lược tiêm vắc-xin sẽ được thúc đẩy, sớm đưa đất nước thoát ra khỏi đại dịch, quay trở lại cuộc sống bình thường.

M.P