Phát hiện hơn 18.000 trường hợp hưởng trợ cấp thất nghiệp không đúng quy định
Nguyên nhân, một số người lao động chưa hiểu đúng về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chủ động nghỉ việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong khi người sử dụng lao động vẫn bố trí được việc làm cho họ, nên họ không thuộc diện thụ hưởng chính sách này. Ngoài ra, một số người không trung thực, đi khai báo hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong khi đang có việc làm.
Theo các quy định hiện hành, đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp là người chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái luật, người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng) đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ thời gian trước khi chấm dứt hợp đồng.
Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ. Khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, mà tìm được việc làm, thì người lao động sẽ ngừng thụ hưởng chế độ này kể từ ngày trở lại thị trường lao động. Nếu không khai báo đúng quy định, người lao động sẽ không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian đã hưởng trợ cấp thất nghiệp và có thể bị xử phạt.
Theo Báo Hànộimới
-
Chính phủ đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
-
Xử lý phản ánh về việc doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội
-
Thêm nhiều quy định xử lý chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội
-
[Infographic] 9 nhóm điểm mới nổi bật của Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
-
Đề nghị làm rõ trách nhiệm để tình trạng trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội kéo dài
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025