Petrovietnam luôn tích cực góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
Tham dự diễn đàn có Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển, Vụ trưởng Vụ dầu khí và Than Nguyễn Việt Sơn, Phó giáo sư Trần Đình Thiên - Chuyên gia kinh tế và đại diện lãnh đạo các vụ ngành liên quan của Bộ Công Thương.
Ông Nguyễn Huy Vượng, Trưởng ban Điện và Năng lượng tái tạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam dự và có nội dung tham luận tại Diễn đàn.
TS Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu khai mạc diễn đàn. |
Thực hiện triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TƯ về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia và hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, diễn đàn là nơi các nhà khoa học, quản lý nhà nước và doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực năng lượng gặp gỡ và đề xuất các cơ chế, giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng quốc gia theo hướng bền vững.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, TS Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, việc đảm bảo an ninh năng lượng trên phương diện quốc gia chính là sự duy trì liên tục, ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng năng lượng với mức giá cả chấp nhận được đối với quốc gia đó. Trong đó, các vấn đề về giá cả và sự đa dạng về nguồn cung cấp là những yếu tố có tính quyết định đến an ninh năng lượng xét trên góc độ lợi ích quốc gia.
Ông Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh: "Đối với Việt Nam, bảo đảm an ninh năng lượng được xác định là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia. Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã nêu rõ quan điểm “Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Bà Ngô Thúy Quỳnh - Phó vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than trình bày tham luận. |
Tại diễn đàn, các diễn giả đã đưa ra một số tham luận với nội dung như: Chuyển dịch cơ cấu năng lượng gắn với phát triển hạ tầng năng lượng bền vững; Nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng nguyên liệu thông trong sản xuất năng lượng; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Các thách thức về môi trường và thị trường hóa trong chuyển dịch cơ cấu năng lượng ở Việt Nam; Đề xuất các giải pháp về an ninh năng lượng phù hợp với định hướng phát triển năng lượng Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và ưu tiên nguồn vốn đảm bảo an ninh năng lượng.
Trong đó, đáng chú ý là một số đề xuất của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) về phát triển nguồn điện. Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Nguyễn Tuấn Anh cho rằng cần phải sửa đổi Luật Điện lực để tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư toàn xã hội, vận hành hệ thống tích hợp nguồn năng lượng tái tạo phát triển thị trường điện. Đồng thời xây dựng Luật Năng lượng tái tạo để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc đầu tư, vận hành năng lượng tái tạo, chuỗi cung ứng… Trong đó, cần có cơ chế đấu thầu, lựa chọn chủ đầu tư các dự án nguồn điện, cơ chế xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải, cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện… Xây dựng và vận hành thị trường điện cạnh tranh.
Ông Nguyễn Huy Vượng - Trưởng ban Điện và Năng lượng tái tạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia thảo luận tại diễn đàn. |
Trong tham luận “Nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng nguyên liệu thô trong sản xuất năng lượng”, bà Ngô Thúy Quỳnh - Phó vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than đã khẳng định: “Ngành Dầu khí và Than cùng với ngành Điện đã khẳng định là những phân ngành năng lượng trụ cột của nền kinh tế năng lượng Việt Nam. Cần phải rà soát đánh giá các văn bản quy phạm phát luật về dầu khí, đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế của ngành. Mặt khác, tiếp tục xây dựng cơ chế đặc thù đối với lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động về quản trị, tài chính, nguồn lực… phù hợp để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành Dầu khí Việt Nam, đặc biệt trong việc gia tăng trữ lượng dầu khí".
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Huy Vượng - Trưởng ban Điện và Năng lượng tái tạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết, Tập đoàn có đủ kinh nghiệm thực tiễn triển khai xây dựng các dự án điện gió tại vùng nước sâu, xa bờ như nguồn nhân lực kỹ thuật cao, công nghệ xây dựng, khả năng thu xếp vốn… Hiện nay, Tập đoàn đã hoàn thành nghiên cứu, đưa vào chiến lược đầu tư năng lượng tái tạo và lên kế hoạch triển khai một số dự án về điện gió, điện khí và cả hydro. Các dự án khai thác khí lớn lại các mỏ như Cá Voi Xanh, Lô B… đều đang tích cực triển khai với các nhà máy điện có tổng công suất khoảng 3.000MW trong thời gian tới, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.
Toàn cảnh Diễn đàn An ninh năng lượng cho phát triển bền vững. |
Có thể thấy rằng, cùng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam luôn đi đầu và sẵn sàng góp phần đảm bảo an ninh, an toàn năng lượng quốc gia, góp phần phát triển kinh tế, phục vụ đời sống nhân dân.
Thành Công
Giải pháp gỡ “rào cản” cho Nhiệt điện Thái Bình 2 | |
Quy hoạch năng lượng quốc gia - cân đối, hài hòa | |
Những nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia giai đoạn phát triển mới |
-
OPEC+ nhất trí hoãn tăng sản lượng dầu
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 4/11: Các công ty năng lượng Mỹ kêu gọi tính nhất quán trước thềm bầu cử
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 28/10 - 2/11
-
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt giảm
-
Ngân hàng Thế giới dự báo giá dầu giảm kỷ lục vào năm 2025