Những “thảm họa” nghệ thuật nhìn từ việc Mỹ Linh hát Quốc ca

07:34 | 28/05/2016

7,168 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Qua câu chuyện hát Quốc ca của ca sĩ Mỹ Linh ta càng thấy rõ được rằng, nhiều nhà sản xuất, biên tập chương trình đã dung túng cho nghệ sĩ mang những “thảm họa” lên sân khấu. 

nhung tham hoa nghe thuat nhin tu viec my linh hat quoc ca

Quốc ca không phải để ca sĩ Mỹ Linh mang ra làm trò đùa!

Tùy tiện biến tấu “Quốc ca Việt Nam”, làm bài Quốc ca trở nên thiếu hào hùng, mất sức sống là một việc làm không thể chấp nhận của ca sĩ Mỹ Linh. 

Việc ca sĩ Mỹ Linh hát Quốc ca biến tấu trong sự kiện có Tổng thống Mỹ Barack Obama đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận.

Lỗi ở ca sĩ Mỹ Linh là rõ rồi. Vốn được công chúng ưu ái tôn vinh là một diva nhưng ý thức của cô trong việc thể hiện bài Tiến quân ca của cố nhạc sĩ Văn Cao là có vấn đề. Như đã nói, tinh thần của Quốc ca là hào khí, hùng khí nhưng trong sự kiện vừa qua, Mỹ Linh đã “phá hoại” Quốc ca bằng cách hát “mềm như bánh đa”!

nhung tham hoa nghe thuat nhin tu viec my linh hat quoc ca
Mỹ Linh hát Quốc ca trong sự kiện vừa qua

Song, lỗi trong sự việc này không chỉ nằm ở mỗi ca sĩ Mỹ Linh mà còn ở Ban tổ chức, người biên tập chương trình. Bởi với bất cứ một chương trình lớn nhỏ nào cũng vậy, nghệ sĩ muốn trình diễn tiết mục gì, chi tiết ra sao, trang phục thế nào,… đều phải thông qua BTC xét duyệt.

Thậm chí, với những chương trình quan trọng, những chương trình truyền hình trực tiếp, trước khi diễn chính thức thì BTC phải duyệt qua các tiết mục ít nhất 2 lần.

Ấy vậy mà tiết mục biến tấu Quốc ca của ca sĩ Mỹ Linh vẫn được mang ra trình diễn giống như mọi người đã nghe thấy (!?).

Nhưng cũng từ chuyện của ca sĩ Mỹ Linh khiến ta thấy rõ được là lâu nay, nhiều nhà sản xuất, biên tập, kiểm duyệt chương trình đã dung túng cho các nghệ sĩ mang những “thảm họa” lên sóng truyền hình, lên các sân khấu như thế nào.

Với những “thảm họa” văn hóa này, người đáng trách trước tiên hẳn nhiên là nghệ sĩ. Họ biện mình rằng đó là “sáng tạo” nghệ thuật. Tất nhiên, trong nghệ thuật luôn đòi hỏi phải có sáng tạo, song nó khác hoàn toàn so với việc phá nát những giá trị đã được thế hệ nghệ sĩ trước xây dựng nên và đã được công chúng công nhận qua năm tháng!

nhung tham hoa nghe thuat nhin tu viec my linh hat quoc ca
Trấn Thành biến vở cải lương kinh điển Tô Ánh Nguyệt thành hài nhảm

Thử hỏi, liệu có bất cứ sự sáng tạo nghệ thuật nào khi mà ca sĩ hát Boléro trên nền nhạc vũ trường và minh họa bằng các vũ công mặc bikini? Chắc chắn là không!

Cũng như không có bất kỳ giá trị nghệ thuật nào trong những vở hài kịch mà nội dung chỉ dừng lại ở việc người nghệ sĩ gây cười bằng những màn giả gái, õng a õng ẹo trên sân khấu và kèm nói nhảm, nói tục!

Việc Trấn Thành biến vở cải lương kinh điển “Tô Ánh Nguyệt” thành một tiết mục hài nhảm Tô Ánh Nguyệt Remix càng không thể gọi là sáng sự tạo nghệ thuật!...

Sáng tạo nghệ thuật là tạo ra những tác phẩm mới có giá trị, hay nâng cấp một tác phẩm chưa hay thành hấp dẫn chứ không phải đi biến một tác phẩm đã được khẳng định thành một tiết mục thô kệch!

Nếu như nghệ sĩ thật sự muốn “thể nghiệm” thì hãy làm việc đó ở nhà, còn sân khấu – nơi khán giả bỏ thời giờ và tiền bạc ra để thưởng thức những tác phẩm giá trị thì nhất định không phải chỗ để nghệ sĩ mang ra “thể nghiệm”.

Tuy nhiên, ngoài nghệ sĩ thì lỗi rất lớn còn ở phía nhà sản xuất, các biên tập, kiểm duyệt chương trình. Có vài lý do để họ đồng ý cho các tiết mục ấy xuất hiện.

Một là, thẩm mỹ nghệ thuật của họ có vấn đề. Họ nhầm lẫn giữa nghệ thuật và phi nghệ thuật nên dễ dàng để những “thảm họa” qua mặt.

nhung tham hoa nghe thuat nhin tu viec my linh hat quoc ca
Đây là một hình ảnh thảm họa trên sóng truyền hình (Quân Kun quỳ gối để được vào vòng trong Vietnam Idol)

Thứ hai, có thể do họ bất chấp để thu hút khán giả. Việc họ khuyến khích người nghệ sĩ tạo ra những tiết mục “gây sốc” là một trong những chiêu trò để họ hướng tới mục đích ấy.

Và, có thể họ làm việc quá lỏng lẻo, tắc trách trong khâu kiểm duyệt nội dung chương trình. Điều này có thể dễ dàng nhìn thấy trong các chương trình truyền hình thực tế.

Trước những thảm họa đó, công chúng thường chỉ lên án và kêu gọi lòng tự trọng của nghệ sĩ, của người biên tập. Song, thay vì kêu gọi lòng tự trọng của họ, công chúng cũng cần mạnh mẽ tẩy chay những chương trình đó. Bởi khi công chúng quay lưng thì họ buộc phải thay đổi để tồn tại.

Còn khi hài nhảm, “nhạc chế” vẫn còn được chấp nhận thì khi ấy những thảm họa nghệ thuật vẫn còn lý do để xuất hiện và hoành hành!

nhung tham hoa nghe thuat nhin tu viec my linh hat quoc ca

Quỳ lạy để mở lối đến tương lai!

Quân Kun, một thí sinh của cuộc thi Vietnam Idol 2013 đã quỳ gối để xin giám khảo được đi tiếp vào vòng trong; hình ảnh thảm hại, phản cảm đó đã để lại “thông điệp” đắt giá gì?!

T.V

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.