Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 2/12 - 7/12

21:26 | 07/12/2024

556 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - OPEC+ đã quyết định hoãn việc nới lỏng các đợt cắt giảm sản lượng; Saudi Aramco hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ Schlumberger và công ty khí Linde... là những sự kiện nổi bật trên bức tranh thị trường năng lượng quốc tế tuần qua.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Cùng PetroTimes điểm lại những sự kiện nổi bật tuần qua:

1. Các thành viên OPEC+ đã quyết định hoãn việc bắt đầu nới lỏng dần các đợt cắt giảm đến tháng 4 năm 2025, các đại biểu OPEC+ nói với Argus.

OPEC+ cũng đã quyết định kéo dài thời gian cắt giảm chung của nhóm thêm một năm nữa cho đến cuối năm 2026.

2. Gã khổng lồ dầu mỏ Brazil Petrobras, hợp tác với Ecopetrol của Colombia, đã xác nhận phát hiện mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất trong lịch sử nước này.

Kết quả khoan từ giếng Sirius-2, nằm ở lưu vực ngoài khơi Guajira, đã phát hiện hơn 6 nghìn tỷ feet khối (Tcf) khí đốt tại chỗ - đủ để có khả năng tăng gấp đôi trữ lượng hiện có của quốc gia này.

3. Theo dữ liệu của chính phủ Tây Ban Nha, nhờ có giấy phép của Mỹ cho công ty năng lượng Repsol nhập khẩu dầu thô của Venezuela, nhập khẩu dầu thô của Tây Ban Nha từ quốc gia Nam Mỹ đã đạt mức cao nhất trong năm nay kể từ năm 2006.

Cho đến nay, Tây Ban Nha đã nhập khẩu khoảng 2,6 triệu tấn dầu thô từ Venezuela, theo dữ liệu từ cơ quan chính phủ Cores được Reuters trích dẫn.

4. Công ty dầu khí khổng lồ Saudi Aramco đang hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ mỏ dầu lớn nhất thế giới, Schlumberger, và công ty khí công nghiệp lớn nhất thế giới, Linde, để xây dựng một trung tâm thu giữ và lưu trữ carbon (CCS) ở Ả Rập Xê-út.

Các công ty này cho biết đã ký một thỏa thuận cổ đông để thúc đẩy dự án ở Jubail, thuộc tỉnh miền Đông của Ả Rập Xê-út.

5. Lượng dầu thô xuất khẩu của Nga đã tăng 570.000 thùng/ngày vào tuần trước, lên 3,36 triệu thùng/ngày ngay trước cuộc họp theo kế hoạch sẽ diễn ra vào ngày 5/12 để thảo luận về kế hoạch khai thác của nhóm OPEC+ cho đầu năm sau.

Theo dữ liệu theo dõi tàu chở dầu được Bloomberg giám sát, nhiều tàu hơn từ các cảng phía tây của Nga khiến lượng dầu thô xuất khẩu bằng đường biển tăng vọt trong tuần tính đến ngày 1/12.

6. Nhu cầu tiêu thụ trong mùa đông tăng mạnh từ Trung Quốc và giá dầu thô Iran cao hơn đã đẩy mức chênh lệch giá giao ngay của dầu ESPO từ vùng Viễn Đông, Nga lên mức cao nhất so với chuẩn ICE Brent kể từ khi nổ ra cuộc xung đột Nga - Ukraine, các nguồn tin giao dịch giấu tên nói với Reuters.

Các lô hàng dầu ESPO được dỡ lên tàu vào tháng 1 hiện đang giao dịch ở mức chênh lệch từ 1,30 đến 1,50 USD một thùng so với ICE Brent theo giá giao tại tàu (DES) Trung Quốc, các nguồn tin cho biết.

7. Gã khổng lồ khí đốt Nga Gazprom cho biết dòng khí đốt tự nhiên của họ qua đường ống Sức mạnh Siberia tới Trung Quốc đã đạt công suất tối đa 38 tỷ m3 mỗi năm.

Gazprom bắt đầu vận chuyển khí đốt sang Trung Quốc thông qua đường ống Sức mạnh Siberia vào cuối năm 2019 và lưu lượng hiện đã đạt công suất thiết kế tối đa.

Bình An