Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 17/1 - 22/1

15:00 | 22/01/2022

1,188 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nga khó có khả năng đạt được mức tăng 100.000 thùng/ngày theo thỏa thuận trong năm nay; các nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn của Trung Quốc đề nghị được bán lại một số hàng hóa trên thị trường giao ngay... là những điểm nhấn trên bức tranh thị trường năng lượng toàn cầu tuần qua.
Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 17/1 - 22/1

1. Bloomberg dẫn lời các nhà phân tích nói rằng, Nga khó có khả năng đạt được mức tăng 100.000 thùng/ngày theo thỏa thuận trong năm nay.

Nga có thể tăng sản lượng thêm 60.000 thùng/ngày mỗi tháng trong nửa đầu năm 2022 - chỉ hơn một nửa mức tăng trưởng sản lượng hàng tháng mà nước này được hưởng.

2. Các nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn của Trung Quốc hiện đang đề nghị bán lại một số hàng hóa trên thị trường giao ngay trong năm nay, cho thấy rằng Trung Quốc đã tích trữ đủ để có thể vượt qua mùa đông và giảm bớt lo ngại về tình trạng suy thoái khí đốt toàn cầu.

Giá khí đốt tự nhiên đã giảm vào thứ Tư và thứ Năm sau khi xuất hiện báo cáo rằng các nhà nhập khẩu LNG thuộc sở hữu nhà nước ở Trung Quốc đã chuyển sang thị trường giao ngay để bán một số hàng hóa.

3. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 19/1 cho biết, nhu cầu dầu toàn cầu đã vượt qua những dự báo ảm đạm từ một tháng trước để đương đầu với làn sóng Omicron với mức độ gián đoạn ít hơn nhiều so với dự kiến,

Cơ quan này cũng nâng ước tính tăng trưởng nhu cầu thêm 200.000 thùng/ngày cho cả năm 2021 và 2022.

4. Lần đầu tiên trong năm, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, Trung Quốc, công khai dữ liệu cho thấy họ đã nhập khẩu dầu thô từ Iran, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ đối với xuất khẩu dầu của Iran.

Trung Quốc đã nhập khẩu dầu thô từ nước Cộng hòa Hồi giáo kể từ khi lệnh trừng phạt đối với Iran có hiệu lực vào năm 2018, trong bối cảnh cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran 2015. Tuy nhiên, Trung Quốc hiếm khi chính thức thừa nhận họ đã mua dầu thô từ Iran.

5. Việc giao khí đốt của Gazprom tới châu Âu đã giảm 41,1% trong 15 ngày đầu tháng Giêng so với cùng kỳ năm ngoái, gã khổng lồ khí đốt Nga cho biết hôm 17/1.

Theo Bloomberg, khối lượng này tương đương với lưu lượng hàng ngày thấp nhất kể từ năm 2015 và thấp hơn 18% so với lượng khí cung cấp trung bình cho châu Âu vào tháng 12.

Bình An