Những người đàn bà quyền lực nhất Liên minh châu Âu

18:09 | 31/03/2019

497 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 30/3, luật sư Zuzana Caputova được bầu làm Tổng thống nước Cộng hòa Slovakia. Đây là quốc gia thứ tám trong Liên minh châu Âu, trong số 28 nước, do một phụ nữ lãnh đạo.
nhung nguoi dan ba quyen luc nhat lien minh chau au
Tổng thống Slovakia Zuzana Caputova phát biểu sau chiến thắng ngày 30/3/2019

- CHLB Đức: Từ năm 2005, Thủ tướng Angela Merkel lãnh đạo cường quốc kinh tế số một châu Âu. Bà được các đại biểu bầu lại cho nhiệm kỳ thứ tư vào tháng 3/2018, mặc dù trong cuộc bầu cử lập pháp trước đó đảng chính trị của bà ghi được số điểm thấp trong lịch sử và bà phải mất năm tháng để thành lập chính phủ liên minh.

Là người phụ nữ đầu tiên đảm nhận vị trí này ở Đức, bà Merkel đã được tạp chí Forbes bình chọn là "người phụ nữ quyền lực nhất thế giới" nhiều lần.

- Croatia: Cựu bộ trưởng ngoại giao, nhà bảo thủ Kolinda Grabar Kitarovic đã được bầu làm nguyên thủ quốc gia vào tháng 1/2015. Bà là phụ nữ đầu tiên được bầu làm Tổng thống theo hình thức phổ thông đầu phiếu ở vùng Balkan.

- Estonia: Kersti Kaljulaid, cựu thành viên của Tòa án Kiểm toán châu Âu, trở thành Tổng thống đầu tiên của Estonia vào tháng 10/2016. Được bầu bởi Nghị viện, vị trí của bà chỉ mang tính biểu trưng chứ không có nhiều quyền hành.

- Lithuania: Dalia Grybauskaite, cựu Ủy viên châu Âu, được bầu vào vị trí Tổng thống vào tháng 5/2009, hiện đang kết thúc nhiệm kỳ thứ hai và không thể tái tranh cử. Bà là người phụ nữ đầu tiên giữ vị trí này tại Lithuania.

- Malta: Marie-Louise Coleiro Preca được bầu làm Tổng thống vào tháng 4/2014 theo đề nghị của Thủ tướng, người nắm giữ hầu hết quyền lực hành pháp.

- Romania: Đại biểu đảng Dân chủ xã hội tại Nghị viện châu Âu, Viorica Dancila trở thành người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm người đứng đầu chính phủ Rumani.

- Anh: Là người phụ nữ thứ hai lãnh đạo Vương quốc Anh sau Margaret Thatcher, bà Theresa May lên nắm quyền vào tháng 7/2016, khi David Cameron từ chức sau cuộc trưng cầu dân ý về việc rời khỏi EU. Bị vướng vào hồ sơ Brexit, người đứng đầu cơ quan hành pháp Anh đã từ chức để cứu vãn thỏa thuận rút khỏi EU.

Ở những nước khác tại châu Âu, phụ nữ cũng đang nắm quyền lực như ở Na Uy (Erna Solberg), Iceland (Katrin Jakobsdottir), Georgia (Salome Zourabishvili) và Serbia (Ana Brnabic).

nhung nguoi dan ba quyen luc nhat lien minh chau auHình ảnh "người đàn bà quyền lực nhất thế giới” thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Nh.Thạch

AFP