Ngành giải trí Mỹ điêu đứng vì chính phủ “đóng cửa”

18:30 | 04/10/2013

568 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Mặc dù không dính dáng gì đến “túi tiền” quốc gia nhưng việc chính phủ Mỹ đóng cửa cũng làm các ông chủ ngành giải trí phải đau đầu.

Không chỉ mỗi ngành công nghiệp phim ảnh Mỹ dự kiến sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu tình trạng này kéo dài mà còn cả ngành truyền hình, quảng cáo và phát thanh. Điển hình là việc họ không được cấp phép để quay phim ở các nơi như công viên quốc gia, viện bảo tàng….Việc chính phủ ngừng hoạt động dẫn đến việc đóng cửa hoàn toàn các nơi này. Việc xét duyệt cấp phép cho bên truyền hình và phát thanh cũng đã dừng hoàn toàn. Điều đó đồng nghĩa với việc tất cả các thương vụ sáp nhập hay giám sát thuộc thẩm quyền phê chuẩn của hai cơ quan Ủy ban truyền thông Mỹ (FCC) và Ủy ban thương mại liên bang (FTC) đều phải trong tình trạng chờ đợi.

Đối với FCC (hiện trang web của cơ quan này đã tạm đóng cửa) thì ảnh hưởng này sẽ liên quan đến việc cấp giấy phép mới cho truyền hình và phát thanh, tất cả các sự quản lý hình ảnh và các hoạt động đấu giá sẽ đều dừng lại. Bên cạnh đó là các khiếu nại của người dân gửi đến cơ quan này đều tạm thời không được giải quyết. Điều này sẽ gây sự ảnh hưởng tài chính lớn đến giới truyền thông vì tất cả các vụ sáp nhập, nhượng quyền của họ đều sẽ phải tạm dừng. John Conway – CEO của Astonish Media Group bày tỏ sự lo ngại: “Việc tạm thời đóng cửa FCC gây ra nhiều nguy cơ tổn hại ngành công nghiệp giải trí hơn cả chính những rủi ro bên trong của bản thân họ”.

Tuy không gây hại gì trong thời gian ban đầu nhưng nếu việc đóng cửa chính phủ kéo dài từ 1 đến 2 tuần thì sẽ gây thiệt hại nặng cho ngành giải trí Mỹ. Riêng Văn phòng cấp phép bản quyền và sáng chế thương mại vẫn hoạt động trong khoảng 4 tuần nhờ vào nguồn quỹ dự trữ từ việc thu lệ phí. Được biết văn phòng này sẽ chỉ giải quyết các yêu cầu phục vụ cho chính sách quốc hội. Điều đó có nghĩa bạn vẫn có thể đến và đăng ký bản quyền chỉ có điều sẽ không được giải quyết ngay tức thì. Cũng may là các toàn án lien bang vẫn còn mở cửa. Ted Johnson – phó tổng biên tập của Variety cho biết: “Việc đóng cửa Qũy nghệ thuật quốc gia sẽ dẫn đến các khoản tài trợ bị chậm trễ.”  

Ngoài ra, việc chính phủ Mỹ đóng cửa dẫn đến việc cấp visa cũng dường như tạm dừng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch của Hollywood đặc biệt là với những nơi như Disneyland vốn thu được những khoản lợi nhuận lớn từ du khách nước ngoài. Theo trang TheWrap.com, việc đóng cửa chính phủ 21 ngày vào năm 1995 đã làm ngưng trệ việc cấp hàng ngàn thị thực nhập cảnh của Bộ ngoại giao Mỹ. Dẫn đến sự thất thu hàng trăm triệu USD từ ngành công nghiệp du lịch. Mới đây Hiệp hội quốc gia của các chủ sỡ hữu rạp hát Mỹ đã tổ chức một cuộc họp để vận động các nhà lập pháp về việc giải quyết hàng loạt vấn đề đã diễn ra thất bại. Điều bất ngờ là chính quyền liên bang không cử một đại diện nào đến tham dự cuộc họp được cho là vô cùng quan trọng với các công ty sản xuất phim và truyền hình này. Điều này đã làm các thành viên và hội đồng quản trị của hiệp hội giận dữ. Theo họ, chính quyền tiểu bang và thành phố đảm trách nhiệm vụ cho phép và cấp phép cho các cơ quan truyền thông, hãng phim, hỗ trợ họ trong việc tìm kiếm địa điểm cũng như kiểm soát giao thông lúc họ tác nghiệp. Cơ quan thuế thì lo về việc giám sát các khoản thuế của họ. Chính phủ liên bang dù không có những vai trò trực tiếp trên nhưng cũng như chính phủ tiểu bang, họ có vô số những luật lệ chi phối việc sản xuất phim. Đặc biệt là các luật liên bang về an toàn lao động, luật về lương theo giờ, luật nhập cư, chống phân biệt đối xử….Các luật này vẫn có hiệu lực dù chính phủ có đóng cửa hay không. Điều này đồng nghĩa với việc trong tình hình hiện nay nếu một nhà sản xuất phim vi phạm một trong các luật đó và dẫn đến khiếu nại thì việc xử lý hoàn toàn sẽ không được tiến hành. Chính việc này gián tiếp làm tổn hại đến quyền lợi của người lao động, họ sẽ không được bảo vệ tại nơi làm việc.

Ha Ni

Foxnews