Ngắm lính nhà giàn trổ tài câu cá trên biển

08:21 | 14/02/2012

3,808 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
"Lạ lắm nhé! Cả ngoài đảo lẫn nhà giàn, chỗ nào cũng kin kít những cá là cá. Cứ thả mồi xuống là giật lên vun vút, đủ chủng loại kích cỡ".

Lính nhà giàn, ở giữa biển khơi toàn nước mặn chát, nắng như thiêu đốt, sóng gầm gào như chực nuốt chửng tàu thuyền… nên từ cái kim sợi chỉ cho đến miếng nước, hạt cơm đều phải chờ đất liền đưa ra.

Gần 30 năm chịu đựng khó khăn, thiếu thốn, vất vả, gian lao nhưng những cán bộ chiến sĩ thuộc Lữ đoàn 171, Vùng II Hải quân vẫn kiến cường bám trụ, canh giữ đêm ngày trên những nhà giàn – Những cột mốc đánh dấu chủ quyền lãnh hải của Việt Nam tại vùng thềm lục địa phía Nam.

Nói đến nhà giàn, bao nhiêu năm nay, trong các văn bản – báo cáo của Hải quân vẫn cứ ghi nguyên xi: Điều kiện nhà giàn cực kỳ thiếu thốn, không có điện, thiếu nước ngọt, khả năng liên lạc hạn chế; khả năng tiếp vận chỉ có thể thực hiện được vào những ngày đẹp trời, vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 8; điều kiện tiếp vận cũng rất khó khăn cho việc tiếp vận bằng tàu hoặc bằng trực thăng; những người làm nhiệm vụ trên nhà giàn khu DK1 thường ít nhất phải trải qua 8-9 tháng mới trở về đất liền…

Đến bây giờ, điều kiện sống ở nhà giàn đã được cải thiện, ít nhất là liên lạc bằng điện thoại di động của Viettel, VNPT và điện thắp sáng bằng pin mặt trời, hệ thống điện gió theo Chương trình “Chung tay thắp sáng nhà giàn DK1”.

Thế nhưng cái việc quan trọng nhất là miếng ăn miếng uống, thì vẫn y nguyên: Nhờ sự tiếp vận của tàu chiến – trực thăng từ đất liền.

Tuy nhiên, có một thứ mà lính ta có thể "tự túc” được, đó là kiếm cá tôm cải thiện từng bữa ăn.

Mà lạ lắm nhé! Cả ngoài đảo lẫn nhà giàn, chỗ nào cũng kin kít những cá là cá. Cứ thả mồi xuống là giật lên vun vút, đủ "chủng loại – kích cỡ”.

Nhiều đến nỗi lính ta chọn cá ngon mới khủng khỉnh ăn, còn lại thả sạch xuống biển. Chế biến cá thành đủ món, hết tươi lại phơi khô, dành hết kỳ mang về đất liền làm quà cho người thân – đồng đội… Chuyện câu – đánh bắt cá, các chiến sĩ vẫn thường gọi là "kiếm sống ở nhà giàn”.

Petrotimes xin đăng tải chùm ảnh câu cá khá thú vị của cán bộ chiến sỹ Lữ đoàn 171, Vùng II Hải quân:

Thả cần

...là cá cắn câu.

1 dây 3 lưỡi vẫn câu đủ 3 cá

To nhỏ đủ loại

Dễ như... câu cá

Cứ "đều tay" là có 3 cá 1 lần câu.

Cá chủ yếu được nướng bằng giấy báo và chút ít than củi. Anh em vẫn thường gọi là "nướng mọi"

Mùi thơm nức mũi rất khó diễn tả...

Nướng không hết sẽ chế biến thành cá kho

Thưởng thức đặc sản sau vài giờ ra tay

Tranh thủ câu thêm ít cá lúc lên tàu

DK1 là cụm dịch vụ Kinh tế-khoa học-kỹ thuật được xây dựng dưới dạng các nhà giàn, trên thềm lục địa phía Nam của Việt Nam, cách đất liền khoảng 250-350 hải lý. Trên khu vực Biển Đông, Việt Nam đã xây dựng cụm 7 khu vực xây dựng nhà giàn, mỗi nhà giàn là một Trạm Dịch vụ Kinh tế-Khoa học kỹ thuật (DVKT-KHKT). Những vị khách từ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ra thăm thường gọi là nhà lô, nhà chòi hay nhà giàn. Những “chuồng chim” ấy là nơi sinh sống, học tập, công tác của cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 171 thuộc Vùng 2 Quân chủng Hải quân quản lý.

Các trạm đóng xa bờ nên việc tiếp tế lương thực thực phẩm phải chở từ đất liền ra và hai tháng mới tiếp tế một lần. Từ tháng mười đến tháng tư năm sau (mùa mưa bão), việc tiếp tế lương thực thực phẩm gặp khó khăn, nguy hiểm vì sóng to, gió lớn. Khí hậu thời tiết ở đây thì vô cùng khắc nghiệt. Nơi này thường xuyên thiếu rau xanh và nước ngọt.

Rau xanh phải trồng trong máng gỗ và phải “làm nhà” cho rau, che nắng gió bốn mùa. Nước ngọt chủ yếu chờ từ mưa trời và chở từ đất liền ra. Cuộc sống người lính khó khăn thiếu thốn: chia nhau từng ca nước ngọt, nhường nhau từng cọng rau xanh, nén chịu nỗi nhớ nhà, nhớ người yêu, thậm chí hi sinh hạnh phúc riêng tư để hoàn thành nhiệm vụ.

H.Thanh

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc