Mỹ và Trung Quốc chưa đạt được thỏa thuận về biến đổi khí hậu
![]() |
Ảnh minh họa |
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn lời giới chức Trung Quốc cho biết, nước này có kế hoạch và lộ trình của riêng mình để đạt được các mục tiêu về khí hậu.
Kể từ khi chính thức lên nắm quyền hồi đầu năm nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có những bước đi trái ngược với chính sách về khí hậu của người tiền nhiệm Donald Trump khi quyết định đưa nước này trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Chuyên gia Lauri Myllyvirta tại Trung tâm nghiên cứu năng lượng và không khí sạch của Mỹ cho rằng, không giải pháp toàn cầu nào về biến đổi khí hậu có thể hiệu quả nếu không có sự tham gia của cả Mỹ và Trung Quốc.
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc hiện đang "đóng góp" gần một nửa tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu. Sự hợp tác Mỹ - Trung là yếu tố quan trọng cho sự thành công của các nỗ lực toàn cầu nhằm kiềm chế biến đổi khí hậu, tuy nhiên, nhiều bất đồng giữa hai nước về một loạt vấn đề đã và đang đe dọa làm suy yếu những nỗ lực này.
Một báo cáo được công bố hồi tháng 8 của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu thuộc Liên Hợp Quốc đã cảnh báo thế giới đang trên đà tăng 1,5 độ C vào năm 2030, tức là sớm hơn một thập kỉ so với dự báo cách đây 3 năm.
Các nước phát thải khí nhà kính lớn đang chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc tiếp theo diễn ra tại Glasgow, Anh, vào tháng 11. Hội nghị thượng đỉnh nhằm mục đích khởi động lại các nỗ lực toàn cầu nhằm giữ cho mức tăng nhiệt độ xuống dưới 1,5 độ C theo Thỏa thuận Paris.
Bình An
-
UNCLOS 1982 - "Xương sống" để Việt Nam ban hành chính sách và hệ thống pháp luật về biển
-
Đảm bảo tính khả thi của các quy định trong dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân
-
Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí
-
Quốc hội xem xét rút ngắn nhiệm kỳ, ấn định ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế