Mỹ cân nhắc các lệnh trừng phạt bổ sung đối với dự án Nord Stream 2
![]() |
Theo đó, các nhà lập pháp Mỹ đã tìm cách thông qua dự luật để áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với dự án Nord Stream 2 mà Washington coi là sẽ làm suy yếu thêm an ninh năng lượng của châu Âu.
Thủ tướng Đức Angela Merkel từng khẳng định, Đức không ủng hộ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các công ty tham gia dự án Nord Stream 2. Theo bà Merkel, Đức không cho rằng sẽ bị phụ thuộc vào Nga trong việc cung cấp khí đốt. Bà nhấn mạnh Nord Stream 2 là một dự án kinh tế, bởi vậy Đức cho rằng nó phù hợp và nên hoàn tất dự án này "bất chấp các lệnh cấm vận".
Cuối năm 2019, Thượng viện Mỹ đã phê duyệt dự thảo ngân sách quốc phòng trị giá 738 tỉ USD cho năm 2020, trong đó bao gồm các biện pháp trừng phạt các công ty xây dựng đường ống giúp Gazprom hoàn thành dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 trị giá 11 tỉ USD.
Nga hiện đang sử dụng các tàu riêng của mình để hoàn thành việc đặt đường ống. Tuy nhiên, Mỹ đang xem xét các biện pháp trừng phạt tiếp theo để cản trở việc hoàn thành và đưa vào vận hành dự án, Đại sứ Grenell nói với Handelsblatt.
Theo Handelsblatt, các biện pháp trừng phạt bổ sung có thể bao gồm việc đe dọa các công ty giúp dự án áp dụng thuế quan thương mại, trong khi một lựa chọn khác cũng đang được Washington tính đến là trừng phạt các khách hàng mua khí đốt của Nga.
Dự án đường ống Nord Stream 2 được xây dựng bởi một liên doanh các nhà thầu gồm Gazprom và các công ty châu Âu (Wintershall và Uniper của Đức, Anglo-Dutch Shell của Anh - Hà Lan, Engie của Pháp và OMV của Áo). Dự án sẽ giúp tăng gấp đôi khối lượng khí đốt tự nhiên trực tiếp từ Nga sang Tây Âu thông qua biển Baltic để đến Đức.
Bình An
Oilprice
-
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
Người lao động là "chiến sĩ tiên phong" trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo
-
Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông phối hợp xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng