Lính biển - trách nhiệm và tự hào

07:00 | 26/06/2021

990 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Người lính hai chữ thiêng liêng nói lên sự hi sinh thầm lặng tạo nên những “lũy thép” trường tồn trước “sóng dữ”. Với người lính biển, những hi sinh, cống hiến đó còn thầm lặng, lớn lao hơn nữa. Tổ quốc, biển đảo với họ là trái tim, động lực để người lính rèn luyện và chiến đấu.

Sứ mệnh

Ngày nay chúng ta đang sống trong thời bình nhưng không đồng nghĩa với việc Tổ quốc ta được an yên. Ngoài kia còn bao nhiêu “giặc dữ” luôn dòm ngó sẵn sàng “cướp” lấy từng tấc đất, thước biển của chúng ta. Mang trên mình sứ mệnh với Tổ quốc, với nhân dân trước những “gian nguy” thời cuộc, trước kẻ thù xâm lược, mỗi lần biển Đông dậy sóng là mỗi lần người lính phải gồng mình, kể cả hi sinh song trong họ vẫn luôn sục sôi nhiệt huyết chiến đấu không lùi bước trước bất kỳ ngọn “sóng dữ” nào. Với trái tim nóng và cái đầu lạnh, lính biển sẵn sàng làm nên một Điện Biên Phủ trên biển nếu kẻ thù vượt qua giới hạn đỏ, dù có phải hi sinh mất mát thế nào đi chăng nữa thì đó vẫn là sứ mệnh.

Lính biển - trách nhiệm và tự hào
Lữ đoàn 171, BTL Vùng 2 Hải quân tặng cờ Tổ quốc và phát tờ rơi tuyên truyền về biển đảo trong chương trình “Hải quân làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển”

Để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thì lớp lớp thế hệ cán bộ chiến sĩ Hải quân đã không quản ngại khó khăn vất vả gác lại những hạnh phúc đơn sơ cá nhân, “vượt nắng, thắng mưa” ngày đêm “khổ luyện” nơi tuyến đầu. Họ vẫn gồng mình nhiều đêm thức trắng ở vùng biển giáp ranh nhạy cảm, túc trực không phút lơ là. Họ cũng đã “nhiều đêm không ngủ”, “nhiều lúc không ăn” vì “sóng gió” chưa bao giờ dừng trên vùng lãnh thổ thiêng liêng đó. Có những người lính ngã xuống hòa mình vào mẹ biển cả khi tuổi đời mười tám đôi mươi, khi ước mơ còn đang dang dở, khi lòng còn bao hoài bão. Các anh - những người lính biển - chính là những cột mốc, niềm tinh thần sát cánh cùng lớp lớp thế hệ tiếp tục canh giữ cho biển cả Tổ quốc được bình yên.

Có những người đã gắn bó với biển đảo hàng chục năm nhưng vẫn muốn tiếp tục ở lại với đảo, với nhà giàn tiêu biểu như Trung tá Bùi Xuân Bồng nhà giàn Ba Kè (30 năm), Trung tá Bùi Đình Dong nhà giàn DK1/16 (29 năm), Trung tá chuyên nghiệp Phạm Văn Hướng nhà giàn DK1/19 (27 năm)... Nhiều gia đình với nhiều thế hệ là lính đảo như (Cha con Thượng tá Vũ Duy Khánh, Chính trị viên đảo Sơn Ca và chiến sĩ Vũ Duy Anh...). Nơi đầu sóng ngọn gió, những người lính vẫn kiên cường, miệt mài “rèn kỹ luyện chí”, tiếp tục phát huy truyền thống giữ biển, giữ đảo của cha ông.

Lính biển - trách nhiệm và tự hào
Hướng dẫn ngư dân cách tìm hiểu thông tin trên tờ rơi tuyên truyền được cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn tặng trong chương trình “Hải quân làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển”

Thiếu úy Phan Văn Trung nhà giàn DK1/8 tự hào chia sẻ: “Em ra trường là xin về nhà giàn luôn, em ở nhà giàn được 3 năm rồi. Tuổi trẻ mà, em muốn làm gì đó cho biển đảo đất nước mình”.

Còn rất nhiều quân nhân trẻ như Trung, cũng sẵn sàng gác lại thanh xuân, tuổi trẻ, tiến về biển đảo để cùng nhau "chắc tay súng" bảo vệ vững chắc biển đảo thềm lục địa phía nam này.

Lính biển - trách nhiệm và tự hào
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân đón ngư dân được bộ đội nhà giàn DK1/11 cứu từ tàu Trường sa 04, tại Quân cảnh BTL Vùng 2 Hải quân

Mới đây thôi khi hay tin tàu khu trục USS John S. McCain thực hiện chiến dịch Tự do hàng hải - Tuyên bố của Hạm đội 7 Hoa Kỳ, vào ngày 24/12/2020 tại khu vực biển gần Côn Đảo, hay là một số hành động, diễn tập quân sự của nước ngoài gợi lên cho tôi những vần thơ:

“Gian truân muôn nẻo dặm trường

Anh em tôi ở chiến trường biển xa

Nắng gió bão tố phong ba

Chủ quyền biển đảo là nhà yêu thương

Trường Sa ghi dấu chiến trường

Bao nhiêu liệt sĩ còn vương chốn này

Hoàng Sa mong nhớ từng ngày

Cớ sao giặc giữ cướp ngày lẫn đêm

Côn Đảo nay trước êm đềm

Hôm nay chúng lại đi đêm làm càn

Nhớ là Việt Nam vững bàn

Chúng bay rồi sẽ hoang tàn ngay thôi”.

Lính biển - trách nhiệm và tự hào
Người lính Vùng 2 Hải quân mang nước đến cho nhân dân miền Tây vào đợt hạn năm năm 2020 (ảnh Minh Thắng)

Như khắc ghi lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi về thăm căn cứ Vạn Hoa, Quảng Ninh, từng căn dặn các chiến sĩ:“Là chiến sĩ Hải quân, các chú phải biết yêu quý đảo như nhà mình, chịu khó cải tạo xây dựng thành những mảnh đất vừa giàu, vừa đẹp, vừa có lợi cho mình, vừa có lợi cho đất nước”. Ngày nay lớp lớp thế hệ cán bộ chiến sĩ Hải quân đã không quản ngại khó khăn, vất vả kể cả hi sinh bản thân mình để ngày đêm cải tạo, xậy dựng biển đảo ngày càng tươi đẹp, vững chắc sừng sững, hiên ngang như những “pháo đài” giữa biển cả mênh mông không bao giờ khuất phục trước “sóng gió” thời cuộc.

Trước những vấn đề đe dọa an ninh phi truyền thống thì những người lính biển cũng là những người trên mình sự mệnh tiên phong với vấn đề chống cướp biển, hổ trợ nhân đạo trên biển. Tham gia các hoạt động đối ngoại, diễn tập y tế, hàng hải, quân sự trên biển đã góp phần cũng cố thêm chiến lược “thêm bạn bớt thù”, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Lính biển - trách nhiệm và tự hào
BTL Vùng 2 Hải quân tăng khẩu trang và tuyền truyên chống dịch, biển đảo cho ngư dân ở cảng Cát Lở, Vùng Tàu.

Với nhân dân

Trong thời gian vừa qua khi những người đồng đội trong đất liền băng rừng vượt suối giữa cơn mưa ngàn xối xả, giữa cái lạnh thấu xương để cứu lấy người dân gặp nạn trong mùa bão lũ thì những chiến sĩ Vùng 4 Hải quân cũng lao mình vào biển sâu sóng giữ giữa bão tố phong ba để cứu ngư dân, họ quên đi chính mình cũng là con người nhỏ bé trước sức mạnh của thiên nhiên. Rồi những chiến sĩ đặc công Lữ đoàn 126 Hải quân tay không bơi ra cứu 9 thuyền viên trên tàu Vietship 01 còn lại bị mắc cạn trên khu vực biển Cửa Việt. Hành trang mà những người lính biển mang theo là niềm tin chiến thắng được Đảng, quân đội tôi luyện qua bao thế hệ. Và với họ, sinh mạng của người dân là trên hết, an yên của Tổ quốc là tất cả.

Lính biển - trách nhiệm và tự hào
Kiểm tra bắn đạn thật trên biển trên tàu săn ngầm ở Lữ đoàn 171 Hải quân.

Chính vì thế, khi ngư dân gặp nạn trên biển, những người lính đó không quản ngại vất vả, hi sinh, họ đã bao lần đối mặt kẻ thù ở vùng biển nhạy cảm để cứu ngư dân trước các đợt “sóng giữ”. Người lính cũng là điểm tựa tinh thần vững chắc cho ngư dân mỗi lần vươn khơi bám biển, là những “cột mốc chủ quyền sống” trên biển, là ngọn hải đăng sáng rọi giữa biển cả mệnh mông. Họ sẵn sàng chia sẻ tất cả cho người dân có thể là chút thức ăn, ít thuốc men, nước ngọt... Trong thời gian vừa qua đã bao lần lính đảo cứu chữa ngư dân qua cơn hoạn nạn, nhiều chuyến bay cấp cứu kịp thời, bao lần lai dắt. “Ngư dân gọi lính biển trả lời” đó gần như là phương châm thường trực trong những con người bằng da bằng thịt giữa biển cả mênh mông. Với người lính ngư dân là mệnh lệnh không lời.

Lính biển - trách nhiệm và tự hào
Tàu ngầm BTL Vùng 2 Hải quân luyện tập công kích mục tiêu trên biển.

Trong một lần được người lính nhà giàn ứng cứu, bác Hồ Ni - ngư dân trên tàu cá QNa 95654 TS tâm sự: “Lúc mà bị nạn, mình nghĩ là mình không sống được nữa, nhưng may mắn vớt được 4 thúng, sau đó được bộ đội nhà giàn cứu; mình cảm thấy may mắn như được hồi sinh, rất cảm ơn cán bộ chiến sĩ nhà giàn DK1/11 và cán bộ chiến sĩ tàu Trường sa 04 của Vùng 2 Hải quân đã kịp thời cấp cứu, khám bệnh, nhường cơm sẻ áo cho bà con ngư dân chúng tôi. Trong suốt hành trình từ nhà giàn về đất liền, chúng tôi luôn được cán bộ chiến sĩ tàu Trường sa 04 chăm sóc tận tình chu đáo, cảm ơn bộ đội đã cứu với cho chúng tôi cuộc đời tiếp theo”.

Khi tình hình hạn mặn ở miền Tây trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt sản xuất của người dân, những giọt nước nghĩa tình lại theo chân những người chiến sĩ Hải quân đến với miền Tây... Đến vùng hạn mặn giữa mùa Covid, mệnh lệnh không lời trong trái tim họ lại được khơi dậy bằng tình yêu và niềm tin những chuyến tàu rời bến mang đầy nước nhanh chóng, kịp thời đến với nhân dân miền Tây. Để có được những giọt nước nghĩa tình đó nhiều cán bộ chiến sĩ đã nhiều đêm thức trắng túc trực vận chuyển.

Lính biển - trách nhiệm và tự hào
Cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 171 luyện tập tiếp nhận công dân về cách ly chống dịch Covid-19.

Người lính ngày xưa và nay vẫn thế, trước “kẻ thù” họ đều không run sợ bởi phía sau những “cột mốc sống” đó còn có nhân dân, Tổ quốc. Họ vẫn một lòng với sự mệnh cao cả, với lợi ích chung của dân tộc.

Đặng Văn Đồng

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc