Lần đầu tiên tổ chức Hội nghị "Tuần lễ Năng lượng châu Á - Thái Bình Dương"
Các chuyên gia trong ngành điện và năng lượng, các bên liên quan của Chính phủ và hàng nghìn khách hàng khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ cùng tham dự các đối thoại và kế hoạch hành động quan trọng liên quan đến chuyển đổi năng lượng, sự thay đổi bức tranh năng lượng, các thách thức và cơ hội phía trước cũng như sự cân bằng giữa nhu cầu về năng lượng với việc phát thải carbon bằng 0 và biến đổi khí hậu.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với những vấn đề như quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh, dân số tăng cao và nhu cầu năng lượng ngày càng lớn. Chỉ riêng khu vực này, nhu cầu năng lượng dự kiến tăng từ 12,327 TWh năm 2018 lên đến 22,245 TWh vào năm 2040. Với những tác động lâu dài do dịch COVID-19 và hiện tượng biến đổi khí hậu đang được cảm nhận rất rõ rệt hiện nay thì thay đổi cơ bản trong hệ thống điện năng dù sớm hay muộn cũng phải được thực hiện.
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực chiếm hơn một nửa mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu và 10% dân số vẫn trong tình trạng thiếu điện cơ bản, chính vì vậy, hội nghị trực tuyến này là một sự kiện quan trọng và là động lực để ngành năng lượng tập trung và tiến tới hợp tác cho một tương lai phát triển bền vững, hiệu quả, giá thành hợp lý và dễ dàng tiếp cận phục vụ Mục tiêu phát triển bền vững số 7 của Liên Hợp Quốc.
Hội nghị gồm 7 phiên thảo luận sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến tài chính cho các dự án năng lượng bền vững, tích hợp năng lượng tái tạo vào các lưới điện, tích hợp số hóa, khử carbon trong các ngành công nghiệp và sử dụng hydro xanh.
Dự kiến các phiên thảo luận hấp dẫn và sâu sắc với nhiều chủ đề được chia sẻ bởi những diễn giả uy tín thế giới gồm bộ trưởng các nước, các tổng giám đốc, lãnh đạo các ngành tài chính và năng lượng cùng với ban lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Siemens Energy. Trong số những diễn giả có sự tham dự của Bộ trưởng các nước Australia, Đức và Indonesia cũng như ban lãnh đạo cấp cao đến từ các tập đoàn lớn như EVNNPT, Adani Group, B. Grimm, GENCO, IRENA, JGC Corp, Viện nghiên cứu Khí Hàn Quốc, NTPC, Tập đoàn SemCorp và Công ty lưới điện SP...
Theo baochinhphu.vn
-
EY: Thị trường đang chờ chính sách hỗ trợ từ Việt Nam
-
Angola: Eni đầu tư 7 tỷ USD vào lĩnh vực năng lượng
-
Giải bài toán lưu trữ "điện sạch" thế nào?
-
Ra mắt trang thông tin “Cộng đồng hiệu quả năng lượng Việt Nam”
-
Hà Nội: Kế hoạch về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2021
-
Liên Hợp Quốc phát động chiến dịch “Năm hành động vì năng lượng”
- Những đổi thay ở vùng cao Canh Liên khi có điện lưới Quốc gia
- Dự án năng lượng sóng, thủy triều tại quần đảo ngoài khơi nước Anh
- Chủ tịch HĐTV EVN yêu cầu các đơn vị thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong công tác đầu tư xây dựng
- Bài 3: Để làm tốt việc tham mưu - quản lý ngành điện
- Lợi ích mang lại từ công nghệ GIS trong quản lý vận hành lưới điện
- Chuyển đổi số ở EVNHCMC: Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức
-
Nhiều thách thức trong lộ trình chuyển đổi số
-
Chủ tịch HĐTV EVN yêu cầu các đơn vị thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong công tác đầu tư xây dựng
-
Xây dựng hệ thống truyền tải điện siêu cao áp một chiều tại Việt Nam: Đề xuất 3 phương án
-
EVNHANOI: Lấy chuyển đổi số làm mục tiêu “đột phá” năm 2021
-
TKV đạt lợi nhuận khoảng 700 tỉ đồng trong quý I/2021