Lạm phát về mức 4% nếu giá dầu duy trì mức thấp

18:13 | 10/04/2020

361 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo NHNN, lạm phát năm 2020 có thể về mức 4% nếu tình hình dịch bệnh phức tạp kéo dài, khiến giá dầu duy trì mức thấp như hiện nay và cầu của nền kinh tế tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực thời gian tới.

Báo cáo các giải pháp về tiền tệ, tín dụng ngân hàng chuẩn bị cho Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương ngày 10/4/2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những nhận định về tình kinh tế toàn cầu cũng như trong nước trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp.

lam phat ve muc 4 neu gia dau duy tri muc thap
Lạm phát năm 2020 có thể về mức 4% nếu tình hình dịch bệnh phức tạp kéo dài, khiến giá dầu duy trì mức thấp như hiện nay

NHNN nhận định, trên thế giới, hiện sản xuất tại nhiều nước bị đình trệ mạnh hơn cả giai đoạn khủng hoảng tài chính tòa cầu. Các tổ chức quốc tế tiếp tục điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2020, Trong đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng 3/2020 đã dự báo kinh tế toàn cầu năm 2020 suy thoái mạnh hơn giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu, khả năng phục hồi vào năm 2021; GDP các nước chủ chốt như Mỹ, khu vực đồng EUR, Nhật Bản đều giảm sâu.

Một số dự báo kinh tế Trung Quốc bi quan hơn ước tính ban đầu, năm 2020 tăng trưởng có thể xuống đến khoảng 2% (dự báo trước đó là 5-6%)

Các thị trường quốc tế biến động mạnh khi dịch bệnh tăng nhanh ngoài Trung Quốc (từ sau 20/2/2020), lo ngại khủng hoảng kinh tế bao trùm, giá dầu và chứng khoán thế giới giảm mạnh, nhà đầu tư bán tháo (từ ngày 20/2-07/4, giá dầu WTI giảm 49,88%, chỉ số Dow Jones giảm 22,32%), nhu cầu tiền mặt USD tăng trên các thị trường khiến chỉ số USD tăng mạnh (ngày 7/4 ở mức 100,55, tăng 4,36% so với cuối năm 2019); giá vàng có thời điểm lên lúc 1.700 USD/oz và biến động thất thường.

Trước tình hình kinh tế chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh, làn sóng nới lỏng tiền tệ, kích thích kinh tế lan rộng toàn cầu với quy mô và cường độ lớn hơn giai đoạn khủng hoàng tài chính toàn cầu, G20 cam kết phối hợp hành động.

Các biện pháp tiền tệ bao gồm cắt giảm lãi suất mạnh tay (trong đó, Mỹ cắt giảm 1,5 điểm % lãi suất chỉ trong 2 phiên họp bất thường ngày 3/3 và 15/3 xuống 0-0,25%), hỗ trợ thanh toán khẩn cấp, tăng quy mô nới lỏng định lượng (QE), tái cấp vốn lãi suất thấp và có thời hạn để hỗ trợ ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn.

Hàng loạt các gói hỗ trợ tài khóa khổng lồ cũng song song thực hiện, quy mô từ 0,2% GDP lên đến 20% GDP để hỗ trợ chi phí y tế, sức khỏe, phòng dịch; đảm bảo nhu cầu sống cơ bản của người dân; miễn, giảm , giãn các nghĩa vụ thu NSNN cho DN; tăng đầu tư cơ sở hạ tầng; bảo lãnh các khoản vay của doanh nghiệp.

Về tình hình trong nước, theo báo cáo của NHNN, dịch bệnh đã có những tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế quý 1/2020 thấp nhất trong 2 thập kỷ, đạt 3,82%. Lạm phát tháng 03/2020 có mức giảm theo tháng kỉ lục trong 2 thập kỷ, ở mức -0,72%m/m và là tháng giảm thứ 2 liên tiếp sau Tết Nguyên đán, cho thấy tác động tiêu cực của dịch bệnh; so với cùng kỳ tăng 4,87% và bình quân 3 tháng đầu năm là 5,56%, dù cao hơn mục tiêu 4% nhưng liên tục trong xu hướng giảm mạnh từ đầu năm. Dự kiến quý 2/2020 mới là đáy tăng trưởng trong bối cảnh tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp trong và ngoài nước.

Trước tình hình trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra hai kịch bản dự báo tăng trưởng cho năm 2020. Kịch bản 1: Dịch đạt mức đỉnh vào quý 2/2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam khoảng 5,56%. Kịch bản 2: Dịch đạt mức đỉnh vào quý 3/2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 khoảng 5,39%.

Về lạm phát, theo NHNN, lạm phát năm 2020 có thể về mức 4% nếu tình hình dịch bệnh phức tạp kéo dài, khiến giá dầu duy trì mức thấp như hiện nay và cầu của nền kinh tế tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực thời gian tới. (Tháng 4/2020, Ngân hàng Thế giới dự báo mức lạm phát của Việt Nam là 3,5%; Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo 3,3%).

“Tuy nhiên, vẫn cần các giải pháp bình ổn giá lương thực, thực phẩm, giá Nhà nước quản lý trong bối cảnh dịch bệnh, phù hợp với chủ trương tháo gỡ khó khăn đời sống cho nhân dân, hạn chế áp lực lên lạm phát” – báo cáo của NHNN nêu rõ.

M.T

lam phat ve muc 4 neu gia dau duy tri muc thapKiểm soát lạm phát năm 2020 - Những thách thức lớn
lam phat ve muc 4 neu gia dau duy tri muc thapKhông điều chỉnh giá trong quý I và quý IV
lam phat ve muc 4 neu gia dau duy tri muc thapChính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps