Không sử dụng khí đốt của Nga, một lựa chọn "chịu đựng được" của các nền kinh tế châu Âu?
![]() |
Một lệnh cấm vận nhập khẩu năng lượng sẽ có "tác động tương đối nhỏ" đối với các nền kinh tế châu Âu, với mức thiệt hại GDP trung bình từ 0,2 đến 0,3%, "hoặc 100 euro cho mỗi người lớn ở châu Âu", các tác giả của nghiên cứu được thực hiện theo yêu cầu của Hội đồng Phân tích Kinh tế, một cơ quan chịu trách nhiệm tư vấn cho chính phủ Pháp, cho biết.
Tuy nhiên, một số quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, chẳng hạn như Lithuania, Bulgaria, Slovakia, Phần Lan hoặc Cộng hòa Séc, và sẽ cần "sự đoàn kết của châu Âu".
Pháp, do ít nhập khẩu dầu, than và hơn hết là khí đốt, sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, với mức thiệt hại GDP ước tính từ 0,15 đến 0,3% tùy thuộc vào khả năng tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho các sản phẩm hiện đang mua từ Nga.
Đối với Đức, quốc gia đang tìm cách ngăn cản việc thực hiện lệnh cấm vận, thiệt hại về GDP ước tính vào khoảng 0,3 đến 3%, mức mà các tác giả của nghiên cứu cho là "nhìn chung là vừa phải và (có thể chịu đựng được)" .
Tuy nhiên, việc áp dụng thuế hải quan đối với năng lượng nhập khẩu của Nga, chẳng hạn là 40%, sẽ "hiệu quả hơn một lệnh cấm vận nghiêm ngặt", nghiên cứu cho biết. Nó sẽ dẫn đến "mức giảm nhập khẩu rất mạnh", khoảng 80%, đồng thời giảm "mạnh" thiệt hại kinh tế của các nước phụ thuộc nhiều nhất vào Nga.
Để đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu đã xem xét tỷ lệ dầu, khí đốt và than của Nga mà các quốc gia khác nhau tiêu thụ, sau đó ước tính số lượng mà các quốc gia này có thể thay thế bằng các nguồn hoặc nhà cung cấp năng lượng khác, đặc biệt dựa vào đánh giá của Cơ quan Năng lượng Quốc tế.
Cuối cùng, họ đánh giá tác động của lượng năng lượng còn sót lại từ Nga mà các quốc gia này không thể thay thế trong thời gian ngắn tới hoạt động kinh tế của họ.
Tuy nhiên, các tác giả chỉ rõ rằng "điều quan trọng là phải đưa ra một loạt các biện pháp kinh tế vĩ mô để tránh sự khuếch đại của cú sốc năng lượng", chẳng hạn chính sách tiền tệ và các biện pháp ngân sách nhằm vào các lĩnh vực và hộ gia đình bị ảnh hưởng nhiều nhất do giá khí đốt tăng mà một lệnh cấm vận hoặc tăng thuế nhập khẩu sẽ gây ra.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Giải mã bí mật gia tộc Rothschild khuynh đảo thế giới
-
Rủi ro sau lệnh thiết quân luật ngắn ngủi, nền kinh tế Hàn Quốc thêm bế tắc trước "cơn gió mạnh" từ Mỹ và Trung Quốc
-
Dư luận quốc tế trước những diễn biến nhanh chóng ở Hàn Quốc: Nga nói đáng lo ngại, Nhật Bản sốc, Mỹ "nhẹ nhõm" khi tình hình đỡ căng
-
Người Pháp đã thăm dò và khai thác vàng bạc ở Việt Nam như thế nào?
-
Kỳ I: A. Yakovlev - “Kiến trúc sư trưởng” công cuộc cải tổ nhằm xóa sổ Liên Xô khỏi bản đồ thế giới