Iran tuyên bố sẽ nối lại hoạt động lò phản ứng hạt nhân
![]() |
Lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak chụp năm 2006 (Ảnh: Reuters) |
Hãng tin ISNA dẫn bài phát biểu trước các nghị sĩ Tehran ngày 28/7 của người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran, Ali Akbar Salehi cho biết nước này sẽ khởi động lại lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak.
Nước nặng có thể dùng trong các lò phản ứng để chế tạo ra plutonium, nhiên liệu sử dụng trong các đầu đạn hạt nhân.
Hồi tháng 5, Iran đã tuyên bố các biện pháp họ dự tính thực hiện nhằm phá vỡ một số cam kết trong hiệp ước hạt nhân 2015 (JCPOA) sau sự kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận này vào năm ngoái và thực thi chiến dịch gây áp lực tối đa lên nền kinh tế Iran buộc Tehran phải ngồi vào bàn đàm phán.
Ngày 3/7, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết Tehran sẽ tăng mức làm giàu uranium và bắt đầu khởi động lại các hoạt động ở lò phản ứng Arak sau ngày 7/7 nếu toàn bộ các bên còn lại trong hiệp ước hạt nhân không có biện pháp nhằm bảo vệ Iran dưới tác động của các lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ.
Hiệp ước hạt nhân năm 2015 (JCPOA) là thỏa thuận có sự tham gia của các bên Iran, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nga, Anh và Mỹ.
Hồi cuối tháng 6, trong cuộc họp các bên đang tham gia JCPOA, Cơ quan Đối ngoại của châu Âu (EEAS) đã đưa ra tuyên bố rằng Công cụ Hỗ trợ trao đổi Thương mại (INSTEX) “đã đi vào hoạt động và mọi thành viên của EU có thể dùng cũng như các giao dịch đầu tiên đã được xử lý”. Đây là cơ chế thương mại đặc biệt của EU với Iran nhằm tránh trừng phạt từ Mỹ vì Washington từng cảnh báo các đồng minh châu Âu phải cắt đứt quan hệ thương mại với Iran, nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh trừng phạt.
Iran khi đó gọi đây động thái “tích cực” và là “bước tiến” nhưng nói rằng nó “vẫn chưa đủ và chưa đáp ứng kỳ vọng của Iran” vì nó tập trung vào các lĩnh vực cấp thiết với người dân Iran như dược phẩm, thiết bị y tế và hàng hóa nông lương, hạn chế hơn rất nhiều so với các lĩnh vực được quy định trong JCPOA trước đó (bao gồm dầu mỏ).
Theo Dân trí
Iran thả 9 thủy thủ của tàu dầu Panama | |
Tàu hàng Iran chìm ở Biển Caspian | |
Ngoại trưởng Mỹ nói luôn sẵn sàng đối thoại với Iran | |
Iran thử tên lửa đạn đạo giữa lúc căng thẳng với phương Tây |
-
Iran hạn chế các hoạt động thanh sát cơ sở hạt nhân: Tăng áp lực với các cường quốc
-
Mỹ thực hiện đòn không kích đầu tiên dưới thời Biden
-
Iran lập kỷ lục xuất khẩu cao nhất trong lịch sử ngành dầu mỏ trong thời kỳ cấm vận
-
Indonesia bắt giữ tàu chở dầu bất hợp pháp của Iran
-
Iran để ngỏ khả năng hợp tác với Mỹ trong khai thác dầu mỏ và an ninh Vùng Vịnh
-
Khánh thành nhà máy xử lý khí lớn nhất Trung Đông – biểu tượng sức mạnh của Iran
- Bắc Giang chỉ đạo tăng cường quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu
- Đại sứ Myanmar bất ngờ "cầu cứu" Liên Hợp Quốc
- Phương Tây ồ ạt điều chiến hạm tới Biển Đông thách thức Trung Quốc
- Dịch bùng phát ở Campuchia, lo ngại hàng nghìn người ồ ạt về nước
- Xúc động khoảnh khắc tân binh thủ đô lên đường nhập ngũ
- Bộ trưởng Y tế: Đảm bảo vắc xin an toàn tuyệt đối mới tiêm cho người dân
-
18 công ty rút khỏi dự án Nord Stream 2
-
Nord Stream 2: Phép thử mối quan hệ của chính quyền Tổng thống Joe Biden với Nga, Đức và Quốc hội Mỹ
-
Việt Nam lên tiếng về thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát giàn khoan Hải Thạch
-
Iraq quyết định không thực hiện Thỏa thuận bán dầu với Trung Quốc do giá dầu tăng
-
Nord Stream 2 tiết kiệm cho ngành công nghiệp châu Âu vài tỷ euro