Giá xăng dầu hôm nay 3/7 tăng nhẹ
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Tính đến đầu giờ sáng ngày 3/7, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2020 đứng ở mức 40,31 USD/thùng, giảm 0,34 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 2/7, giá dầu WTI giao tháng 8/2020 đã tăng 0,90 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2020 đứng ở mức 42,79 USD/thùng, giảm 0,35 USD/thùng trong phiên những tăng tới 0,91 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 2/7.
Giá dầu ngày 3/7 có xu hướng đi lên trong bối cảnh giới đầu tư đặt kỳ vọng vào việc điều chế vắc-xin Covid-19 và một số quốc gia, khu vực tiếp tục thực hiện mở cửa trở lại nền kinh tế.
Việc Iraq giảm xuất khẩu dầu để tuân thủ thoả thuận của OPEC+ đã phần nào đẩy lùi những lo ngại về việc các nước trong khối không tuân thủ thoả thuận đã cam kết.
Tuy nhiên, giá xăng dầu hôm nay tiếp tục chịu sức ép lớn từ diễn biến của dịch Covid-19 và căng thẳng Mỹ - Trung xung quanh luật an ninh Hong Kong gia tăng.
Tính đến đầu giờ sáng ngày 3/7, t hế giới ghi nhận gần 11 triệu ca nhiễm nCoV, trong đó gần 523.000 người đã chết, nhiều nước châu Mỹ vẫn đang chật vật đối phó dịch bệnh.
Trong diễn biến mới nhất, lưỡng viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt ngân hàng Trung Quốc liên quan quan chức thực thi luật an ninh Hong Kong và hối thúc Trump ký luật.
Hà Lê
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay quay đầu giảm
-
Vì sao sản lượng của OPEC+ giảm mặc dù đã cam kết tăng sản lượng?
-
Goldman Sachs: Tổng thống Trump muốn giá dầu ở ngưỡng 40-50 USD
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 14/5: Lượng dầu thô của Ả Rập Xê-út chảy vào Trung Quốc cao kỷ lục
-
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
-
4 tháng đầu năm, tiêu thụ xăng dầu tăng gần 6%
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay quay đầu giảm
-
Vì sao sản lượng của OPEC+ giảm mặc dù đã cam kết tăng sản lượng?
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 15/5: Sản lượng dầu thô của OPEC+ giảm
-
Kế hoạch bí mật của EU về khí đốt Nga và ảnh hưởng đối với xuất khẩu LNG của Mỹ