Giá dầu ổn định trong tuần khi rủi ro nguồn cung đi cùng với lo ngại tăng trưởng kinh tế

09:20 | 21/05/2022

1,259 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Reuters ngày 20/5/2022 đưa tin, giá dầu giảm nhẹ hôm thứ Sáu (20/5) và ít thay đổi trong tuần do lệnh cấm vận được Liên minh châu Âu lên kế hoạch đối với dầu Nga đã làm cân bằng lo ngại của nhà đầu tư về việc tăng trưởng kinh tế suy yếu ảnh hưởng đến nhu cầu. Giá dầu Brent giao tháng 7 giảm 10 cent, tương đương 0,1%, xuống 111,94 USD/ thùng vào lúc 09h20 GMT, trong khi dầu thô WTI của Mỹ giao tháng 6 giảm 56 cent, tương đương 0,5% xuống 111,65 USD vào ngày cuối cùng của tháng Sáu. Hợp đồng WTI được giao dịch tích cực hơn cho tháng 7 giảm 0,23 cent ở mức 109,66 USD/thùng.
Giá dầu ổn định trong tuần khi rủi ro nguồn cung đi cùng với lo ngại tăng trưởng kinh tế
Giếng khoan dầu tại Midland, Texas, Mỹ. Ảnh: Reuters/Tư liệu.

Dầu thô trong tuần này bị hạn chế tăng giá do nhu cầu không chắc chắn. Các nhà đầu tư, lo lắng về lạm phát gia tăng và hành động mạnh mẽ hơn từ các ngân hàng trung ương, đã giảm tỷ lệ tiếp xúc với các tài sản có nhiều rủi ro hơn.

Nhu cầu mở đối với hợp đồng dầu WTI tương lai trên sàn New York Mercantile Exchange giảm xuống còn 1,712 triệu hợp đồng hôm thứ Năm (19/5), mức thấp nhất kể từ tháng 7/2016 trong ngày thứ hai liên tiếp.

Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA cho rằng rủi ro vẫn nghiêng về phía tăng giá dầu do Trung Quốc mở cửa trở lại và EU tiếp tục nỗ lực hướng tới lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga.

Liên minh châu Âu hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận về đề xuất cấm nhập khẩu dầu thô của Nga, bao gồm cả việc điều chỉnh theo nhu cầu các quốc gia EU phụ thuộc nhiều nhất vào dầu của Nga như Hungary. Nghiên cứu của BCA cho rằng lệnh cấm vận của EU sẽ sớm được tuyên bố sau khi Đức thành công trong việc cắt giảm hơn một nửa nhập khẩu dầu của Nga trong một thời gian rất ngắn.

Các doanh nghiệp lớn của Đức đang soạn thảo kế hoạch sử dụng hệ thống đấu giá để giúp phân phối nguồn cung có sẵn trong trường hợp Nga cắt khí đốt, mặc dù một số lo ngại rằng việc này có thể gây thiệt hại cho các công ty nhỏ hơn.

Dầu tăng giá do lo ngại nguồn cung nhiều hơn tác động của cầu giảm, rủi ro suy thoái
Kho dự trữ dầu của công ty Colonial Pipeline. Ảnh: Tư liệu.

Tại Trung Quốc, Thượng Hải dự kiến kết thúc đợt phong tỏa kéo dài trên toàn thành phố vào ngày 1/6. Thị trường năng lượng hy vọng việc dỡ bỏ một số hạn chế ở Thượng Hải sẽ thúc đẩy nhu cầu năng lượng. Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.

Tại Ấn Độ, nhập khẩu dầu thô trong tháng 4 là mức cao nhất trong hơn ba năm do nước nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới tăng cường mua dầu giảm giá của Nga để phục hồi nhu cầu nhiên liệu và né tránh giá cao.

Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad al-Thani bày tỏ lạc quan rằng có thể đạt được một thỏa thuận giữa Mỹ và Iran và Qatar sẵn sàng hỗ trợ. Các nhà phân tích cho biết một thỏa thuận với Iran có thể bổ sung thêm 1 triệu thùng dầu/ngày cung cấp dầu cho thị trường.

Tại Mỹ, người Mỹ vẫn duy trì thói quen lái xe mặc dù giá xăng tiếp tục đạt mức cao kỷ lục. Hiệp hội ô tô Mỹ (AAA) cho biết hôm thứ Sáu giá xăng đạt mức kỷ lục 4,59 USD/gallon./.

Thanh Bình