Dự báo giá dầu: chưa thể có đột biến do NOPEC
![]() |
Mỏ Bạch Hổ. Ảnh: Nguyễn Chính Tiến. |
Mở cửa tuần giao dịch, giá dầu thô đã giảm mạnh từ 113 USD/thùng xuống sát mốc 101 USD/thùng bởi hàng loạt yếu tố tiêu cực gây áp lực như: Saudi Aramco lần đầu tiên kể từ đầu năm 2022 cắt giảm giá bán (OSP) tháng 6 từ 2,5-4,95 USD/thùng đối với khách hàng châu Á, châu Âu; EU chưa thể thống nhất gói trừng phạt thứ 6 kinh tế LB Nga, bao gồm cấm vận dầu thô; Nhu cầu tiêu thụ Trung Quốc sụt giảm do lockdown kéo dài, nhập khẩu dầu thô 4 tháng đầu năm 2022 giảm gần -5%; Fed tăng LSCB 50 điểm % khiến đồng USD tăng giá; OPEC hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới xuống còn 3,7 triệu bpd (giảm 480.000 bpd so với trước đó); Libya nối lại xuất khẩu dầu thô. Ở chiều ngược lại, sản lượng khai thác OPEC+ thực tế tháng 4 thấp hơn kế hoạch 2,6 triệu bpd; KSA và UAE phản đối dự luật NOPEC, không có kế hoạch tăng sản lượng khai thác, Petrobras từ chối đề nghị tăng sản lượng từ phía Mỹ; nguồn cung LB Nga giai đoạn 2022-2023 dự báo sụt giảm tối thiểu 1 triệu bpd do trừng phạt đang hỗ trợ giá dầu bật tăng trở lại.
Theo chúng tôi nhận định, đến cuối tuần này, giá Brent sẽ giao động trong biên độ 100 - 110 USD/thùng.
Xuân Thắng
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 17/4: Ai Cập và Azerbaijan xem xét hợp tác dầu khí
-
Các nước xuất khẩu dầu nhỏ trước cơn sóng thần của thị trường
-
Các tổ chức quốc tế đồng loạt đưa ra dự báo về giá dầu Brent
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
-
Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ
-
Thái Lan gia nhập nhóm các nước muốn tăng nhập khẩu LNG của Mỹ để tránh thuế quan