Đô thị thông minh sẽ giúp người dân được hưởng nhiều lợi ích
![]() |
![]() |
![]() |
Tại Hội thảo “Xây dựng đô thị thông minh trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia”, trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2019, do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tổ chức từ 2-3/10, ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã nhận định như vậy. Và tính đến nay cả nước đã có trên 830 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 38,6%.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tăng trưởng kinh tế ở khu vực đô thị đạt trung bình từ 12-15%, cao gấp 1,5-2 lần so với mặt bằng chung cả nước. Các trung tâm đô thị đã và đang là những trung tâm của các hoạt động kinh tế xã hội đồng thời cũng là trung tâm của hoạt động đổi mới sáng tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học công nghệ, sản xuất, thương mại và hội nhập quốc tế.
![]() |
Đô thị thông minh sẽ giúp người dân được hưởng nhiều lợi ích |
Ông Sinh nói: “Người dân sẽ được thụ hưởng nhiều lợi ích từ đô thị thông minh. Tại đây, người dân là trung tâm, được tham gia đầu tư xây dựng và giám sát, quản lý đô thị thông minh. Đô thị thông minh giúp mối quan hệ giữa chính quyền và người dân sẽ mật thiết hơn; các vấn đề xã hội, dân sinh cũng được giải quyết tốt hơn”.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho rằng, phát triển đô thị thông minh nên lấy việc xây dựng chính quyền điện tử làm nòng cốt, tạo điều kiện tốt nhất để người dân và doanh nghiệp giao tiếp với chính quyền: “Người dân phải được cung cấp các ứng dụng để giao tiếp với chính quyền, mọi ý kiến phản ánh của người dân phải được giải đáp nhanh và thỏa đáng. Như vậy thì nỗ lực của chính quyền trong việc xây dựng đô thị thông minh mới hiệu quả”.
Thực tế, việc triển khai mô hình đô thị thông minh tại một số thành phố lớn đã cho thấy, khi người dân được kết nối tốt hơn với chính quyền thì khả năng giải quyết các vấn đề xã hội của các cơ quan chức năng cũng nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Minh chứng rõ rệt nhất, tại TP HCM, song song với việc xây dựng đô thị thông minh thì các kênh tiếp nhận thông tin đã được xây dựng: hệ thống 1.022 (kênh tiếp nhận thông tin không khẩn cấp) và hệ thống 1.345 (kênh tiếp nhận thông tin khẩn cấp). Các kênh này đã phát huy tác dụng khi tiếp nhận 9.000 thông tin phản ánh của người dân trong mọi lĩnh vực và được chuyển đi các đơn vị liên quan để xử lý ngay.
Việc xây dựng đô thị thông minh sẽ là cơ hội để người dân tăng cường tương tác với cơ quan nhà nước, có những ý kiến đóng góp, phản biện hiệu quả. Người dân cũng sẽ giám sát được hoạt động của các cơ quan chính quyền.
Bên cạnh đó, khi người dân thấy mình được tham gia vào quá trình quản lý đô thị, những khúc mắc nhanh chóng được tháo gỡ thì bản thân họ cũng cảm thấy hài lòng hơn, hạnh phúc hơn. Đó cũng là mục tiêu cao nhất của việc xây dựng đô thị thông minh nói riêng và việc xây dựng đất nước nói chung.
Tú Anh
-
Đô thị thông minh: Nền tảng cho xã hội số của Việt Nam
-
Vietnam Expo 2020: Phát triển tiềm lực nội địa và kết nối từ xa với doanh nghiệp quốc tế
-
Xây dựng đô thị thông minh: Phải bắt đầu từ quy hoạch thông minh
-
Phát động Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam
-
[Infographic] Đô thị thông minh: mô hình thành phố tương lai
-
Fujisawa - đô thị "xanh" của Nhật Bản
- Năm Covid-19 khó khăn, dân giảm ăn nhậu, ngành bia "lao dốc"!
- Giải phóng container “vô chủ” có dễ?
- "Sốt" vỏ container: Tổng cục Hải quan lên tiếng về 3.000 container "vô chủ"
- Tết Tân Sửu, giá thịt lợn sẽ không tăng đột biến
- Việt Nam nhập siêu cực lớn từ Trung Quốc
- Xử lý nghiêm hành vi tăng giá thuê tàu và container
- Doanh nghiệp Mỹ kêu gọi Chính phủ không áp thuế lên hàng xuất khẩu Việt Nam
- TP HCM giảm 50% giá thuê sạp: Tiểu thương các chợ vẫn "mù" thông tin
- Thấy gì khi ba hãng ô tô Việt "cân" được gần chục ông lớn liên doanh?
- Bộ Nông nghiệp nói gì về giá thịt lợn dịp Tết Tân Sửu 2021?
- Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu