Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2022: Hợp lực chuyển đổi số

07:04 | 17/04/2022

456 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Diễn đàn cấp cao chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2022 (Vietnam - ASIA DX Summit 2022) với chủ đề “Hợp lực chuyển đổi số” sẽ được tổ chức vào 2 ngày 24 và 25/5 tại Hà Nội. Đặc biệt, Diễn đàn năm nay sẽ được mở rộng quy mô với nhiều doanh nghiệp từ Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản.
Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2022: Hợp lực chuyển đổi số
Diễn đàn do Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) phối hợp cùng Bộ TT&TT tổ chức

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), năm 2020, 2021 là năm khởi động, phát động chuyển đổi số. Năm 2022 sẽ là năm tăng tốc chuyển đổi số làm động lực cho sự phát triển của nền kinh tế. Hiện nay, trên 95% các địa phương đã ban hành nghị quyết hoặc kế hoạch hoặc chương trình về chuyển đổi số.

Diễn đàn Vietnam - Asia DX Summit 2022 sẽ bao gồm 5 hoạt động chính: các hội thảo chuyên sâu về Chính phủ số, doanh nghiệp số, kinh tế số - xã hội số gồm: “Nền tảng Cloud và Hạ tầng dữ liệu cho doanh nghiệp số”, “Nguồn nhân lực cho doanh nghiệp số”, “Phát triển Startup Số”, và “Chuyển đổi số doanh nghiệp SMEs”, “Chuyển đổi số Doanh nghiệp Sản xuất”; triển lãm giới thiệu các nền tảng, giải pháp chuyển đổi số xuất sắc; đào tạo 3 chương trình về chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs, doanh nghiệp sản xuất, và chuyển nhận thức chuyển đổi số cho lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức.

Đặc biệt, Diễn đàn năm nay sẽ lần đầu tiên được tổ chức ở quy mô khu vực. Theo đó, sẽ có những hội thảo chuyên sâu giới thiệu kinh nghiệm, giải pháp chuyển đổi số từ các tổ chức, doanh nghiệp từ các nền kinh tế đã có những thành tự chuyển đổi số nhất định như: Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc…

Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) cho biết, Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Asia 2022 với chủ đề “Hợp lực Chuyển đổi số” được kỳ vọng là tập hợp được nhiều nhất các nguồn lực có thể từ khối nhà nước, khối tư nhân đến khối các tổ chức quốc tế, từ doanh nhân, đội ngũ CNTT đến các chuyên gia, từ kinh nghiệm đến nguồn lực tài chính để tăng tốc chuyển đổi số. Các nguồn lực và đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ số cần ngồi cùng nhau, hợp tác, liên kết cùng nhau, phân định rõ vai trò để tạo ra những hệ sinh thái số hoàn chỉnh, phù hợp với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. VINASA vừa thành lập 2 ủy ban chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ chiến lược này trong giai đoạn 2022 - 2025 bao gồm: Ủy ban Phát triển Chính phủ số, và Ủy ban Chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Ngày 1/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 27/QĐ-UBCĐSQG, ban hành kế hoạch hoạt động của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số năm 2022 với những mục tiêu cụ thể của năm.

Về Chính phủ số: 80% dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ, 50% thủ tục hành chính xử lý trực tuyến, 100% hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa, 50% cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở đầy đủ theo danh mục, 50% báo cáo của cơ quan hành chính thực hiện trực tuyến.

Về kinh tế số và xã hội số: 30% SMEs sử dụng nền tảng số, 100% doanh nghiêp sử dụng hóa đơn điện tử, 50% dùng hợp đồng điện tử, thương mại điện tử chiếm 7% tổng mức bán lẻ…

N.H

"Tôi ấn tượng với nhiều sản phẩm tự động hóa của EVN"
PVcomBank ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với IBM và SEATECH về chuyển đổi sốPVcomBank ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với IBM và SEATECH về chuyển đổi số
VCCA 2021: Thúc đẩy cơ hội giao thương, chuyển đổi số trong sản xuấtVCCA 2021: Thúc đẩy cơ hội giao thương, chuyển đổi số trong sản xuất