Dệt may "rộng cửa" vào EU nhờ cộng gộp xuất xứ vải với Hàn Quốc
![]() |
Khi EVFTA được ký kết, điều các doanh nghiệp dệt may Việt lo lắng nhất là quy tắc xuất xứ từ vải. |
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Sung Yunmo đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng, trong đó đặc biệt là Thư trao đổi giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc để triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu dệt may giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong Hiệp định EVFTA.
Việc ký kết Thỏa thuận này sẽ giúp hàng dệt may Việt Nam có tỷ lệ nội địa hóa đạt mức 50%, rộng cửa vào thị trường EU. Bởi, theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, khi EVFTA được ký kết, điều các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lo lắng nhất là quy tắc xuất xứ từ vải, bởi hiện tại, nguồn sản xuất vải gần như vẫn tắc nghẽn tại Việt Nam vì nhiều lý do.
Thỏa thuận đạt được nói trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng nguồn nguyên liệu dệt may chất lượng cao từ Hàn Quốc để sản xuất, gỡ điểm nghẽn về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu vải đối với hàng dệt may xuất khẩu đi thị trường EU, do Hàn Quốc cũng đã ký hiệp định thương mại với EU.
Trong 5 năm qua, Việt Nam nhập khẩu lượng vải từ Hàn Quốc lớn thứ hai, sau Trung Quốc, mức độ trung bình lên tới 2 tỷ USD/năm, chiếm tỷ trọng từ 17-18% tổng kim ngạch nhập khẩu vải của Việt Nam/năm. Riêng Việt Nam có 30% lượng vải sản xuất trong nước, 70% lượng vải nhập khẩu.
![]() |
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ cân nhắc sử dụng nhiều hơn vải từ Hàn Quốc bên cạnh lượng vải được sản xuất tại Việt Nam để thực hiện các đơn hàng vào EU |
Dưới góc độ của doanh nghiệp, ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết, với Thỏa thuận giữa Việt Nam và Hàn Quốc về triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu vải giữa hai nước trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), thì hàng may từ Việt Nam vào EU có tỷ lệ đáp ứng quy tắc xuất xứ tới 50% (cộng gộp lượng vải từ Việt Nam và vải nhập từ Hàn Quốc).
"Điều này là hết sức thuận lợi cho dệt may Việt Nam để được hưởng ưu đãi thuế quan xuất khẩu vào EU. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ cân nhắc sử dụng nhiều hơn vải từ Hàn Quốc bên cạnh lượng vải được sản xuất tại Việt Nam để thực hiện các đơn hàng vào EU, đáp ứng quy tắc xuất xứ từ vải” - Chủ tịch HĐQT Vinatex nói.
EU hiện là thị trường có quy mô lớn nhất về nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may với kim ngạch nhập khẩu trị giá hơn 250 tỉ USD/năm. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU còn khá khiêm tốn, như năm 2019 kim ngạch xuất khẩu chỉ mới đạt 4,3 tỉ USD, chiếm 2% thị phần của thị trường EU, một tỉ lệ rất nhỏ so với những tiềm năng mà thị trường này đem lại.
Khi có Hiệp định EVFTA, các chuyên gia kinh tế dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có hiệp định.
Theo enternews.vn
-
Từ đối thủ thành đối tác?
-
Hành động 'đa hướng', Hàn Quốc quyết giải cứu tàu chở dầu bị Iran bắt giữ, thuyền viên Việt Nam vẫn khỏe mạnh
-
Kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng mạnh từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực
-
Hàn Quốc tạo ra Mặt trời nhân tạo đạt 100 triệu độ C
-
Hàn Quốc phát hiện biến chủng SARS-CoV-2 nguy hiểm từ Anh
-
Kim ngạch thương mại đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc dự kiến vượt 65 tỷ USD
- Để không phải “giải cứu” nông sản
- Cam sành đặc sản giá siêu rẻ 8.000 đồng/kg, tiểu thương tiết lộ sự thật
- Rà soát quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
- Các bộ trưởng Kinh tế ASEAN thông qua 10 ưu tiên hợp tác kinh tế phục hồi hậu Covid-19
- Thích ứng với chu kỳ tăng giá của nguyên liệu thô
- Vân Đồn đón chuyến bay đầu tiên sau hơn 1 tháng "bất động" vì Covid-19
-
Kim ngạch thương mại Việt - Anh bứt phá ngoạn mục
-
Thích ứng với chu kỳ tăng giá của nguyên liệu thô
-
Ô tô Trung Quốc muốn "làm mưa làm gió" ở Việt Nam không hề dễ dàng
-
Tăng vọt số lượng ô tô dán thẻ thu phí tự động không dừng
-
Sự hà khắc của "hàng xóm" và cuộc "chữa cháy" chóng vánh nông sản Hải Dương