Deloitte dự báo triển vọng lĩnh vực công nghệ năm 2024
Tuy nhiên, những cơn gió ngược trên tiếp tục kéo dài sang tận năm 2023 với sự suy yếu nhẹ của chi tiêu công nghệ toàn cầu và tình trạng sa thải lao động vẫn tiếp tục gia tăng. Tuy vậy, hiện tại xuất hiện sự thắp sáng tia hy vọng với sự trở lại của lĩnh vực công nghệ có thể sắp xảy ra: Các nhà kinh tế đã hạ thấp đánh giá của họ về mức độ rủi ro suy thoái kinh tế trong khi các nhà phân tích thì lại tỏ ra lạc quan lĩnh vực công nghệ có thể trở lại mức tăng trưởng khá khiêm tốn trong năm 2024.
Hiện thị trường công nghệ đang phải đối mặt với những thách thức toàn cầu ngày càng gia tăng trong vài năm qua ví như căng thẳng địa chính trị, biến động chuỗi cung ứng, tình trạng thiếu nguyên vật liệu thô và các quy định luật lệ mới ban hành, bởi vậy, Deloitte thúc giục các CEO công ty công nghệ đánh giá nơi sản xuất tiến hành để cải thiện tính minh bạch và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng của họ, đồng thời chuẩn bị chủ động đối phó với các rủi ro mang tính hệ thống trong tương lai.
Bên cạnh đó, Deloitte cũng đề nghị các CEO sử dụng công nghệ để hợp lý hóa quy trình sản xuất kinh doanh dựa nhiều hơn vào tự động hóa thông minh, giảm nợ kỹ thuật (technical debt) là một thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ một tình huống khi một dự án hoặc sản phẩm công nghệ bị bỏ lại so với những công nghệ hoặc tiến bộ mới nhất cũng như cản trở khả năng cạnh tranh và đổi mới của công ty, làm mất đi nguồn lực, thời gian, sự thích ứng và khả năng phát triển của doanh nghiệp, bằng cách triển khai các phương pháp hàng đầu để phát triển phần mềm và hiện đại hóa các thiết kế cũ bằng cách di chuyển sang tài nguyên đám mây và XaaS (everything as a service) là một mô hình kinh doanh cho các giải pháp đa dạng kết hợp phần cứng, phần mềm và dịch vụ với giá trị được tạo ra bằng cách kết hợp thành một gói cung cấp các yếu tố khác nhau thường được bán riêng. Deloitte cũng đề nghị các công ty công nghệ đang cân nhắc phương cách mở rộng phạm vi tiếp cận của họ sang các lĩnh vực khác của các ngành công nghiệp thông qua sử dụng tiến bộ kỹ thuật số để thúc đẩy chuyển đổi. Cuối cùng, Deloitte khuyên các CEO nên xây dựng đội ngũ nhân tài trong các lĩnh vực quan trọng như trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa quy trình bằng robot (robotic process automation-RPA) và an ninh mạng.
Hiện những khuyến nghị nêu trên vẫn được coi là khá quan trọng khi mà những bất ổn kinh tế và toàn cầu tiếp tục kéo dài cho đến năm 2024. Đây có lẽ đã đến lúc thế giới cần phải tập trung vào đổi mới sáng tạo và tăng trưởng. Kết quả cuộc thăm dò khảo sát (Q4/2023) của Deloitte đối với 122 CEO công ty công nghệ cho thấy hầu hết trong số đó đều bày tỏ quan điểm lạc quan, trong đó 55% số người khi được hỏi đều đánh giá lĩnh vực công nghệ là “khỏe mạnh” hoặc “rất lành mạnh” và thậm chí còn hơn thế nữa; 62% thì tin tưởng lĩnh vực công nghệ vẫn sẽ giữ ở mức đó trong sáu tháng đầu năm 2024. Đối với yêu cầu chọn lựa lĩnh vực trọng tâm chính của công ty công nghệ của các CEO trên thì vấn đề “hiệu quả” đứng hàng đầu (với 25% số người lựa chọn), trong khi “đổi mới sáng tạo” và “năng suất” đứng ở vị trí thứ hai (21%) và “tăng trưởng” đứng ở vị trí thứ ba (19%). Các CEO công nghệ này cũng mô tả tình trạng hiện tại của lĩnh vực công nghệ là “đổi mới sáng tạo” và “đang trên đà phát triển” và có tới gần hai phần ba (62%) số người được hỏi bày tỏ tin tưởng đây là thời điểm tốt nhất để công ty công nghệ của họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn hơn.
Một số chiến lược mà Deloitte kỳ vọng các CEO công ty công nghệ sẽ tập trung trong năm 2024 và xa hơn thế nữa, bao gồm:
(1) Tìm kiếm sự quay trở lại với sự trợ giúp của điện toán đám mây, AI và an ninh mạng:
Chi tiêu của doanh nghiệp về phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo AI, điện toán đám mây và công nghệ an ninh mạng hiện đang được kỳ vọng sẽ đem lại sự tăng trưởng cao nhất trong lĩnh vực thị trường công nghệ năm 2024. Các CEO công ty công nghệ nên đánh giá phương cách họ có thể thay đổi hoặc tăng cường các dịch vụ nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đó. Trong khi AI tạo sinh đã khơi dậy trí tưởng tượng và các mục tiêu thì các công ty công nghệ lớn hàng đầu trên thế giới đã đầu tư hàng tỷ đô-la và các doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp cũng đóng vai trò chủ chốt khi mà những doanh nghiệp này mua vào trong phạm trù cụ thể này dự kiến sẽ không tăng cho đến ít nhất là nửa cuối năm 2024. Deloitte cũng kỳ vọng gần như tất cả các công ty dịch vụ và phần mềm doanh nghiệp tích hợp khả năng AI tạo sinh tham gia vào ít nhất một số dịch vụ của họ trong năm nay.
(2) Tạo sự cân bằng giữa toàn cầu hóa và tự chủ:
Bản chất kết nối toàn cầu của lĩnh vực công nghệ ngày càng làm gia tăng nguy cơ gián đoạn do bất ổn địa chính trị, chuỗi cung ứng biến động và thiếu nguyên liệu thô cũng như các quy định luật lệ, chính sách mới. Các CEO công ty công nghệ nên đa dạng hóa chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất cũng như địa điểm phát triển trải rộng hoạt động giữa các khu vực tin cậy và đảm bảo sự dự phòng. Một khi chính phủ các nước điều chỉnh các chính sách thương mại thì các công ty công nghệ nên linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược phát triển của mình.
(3) Tạo tiền đề cho sự phát triển AI tạo sinh:
Năm 2024 được dự kiến sẽ là năm chuyển tiếp cho AI tạo sinh với các công ty công nghệ hiện đang thử nghiệm và tìm kiếm các ứng dụng có thể điều khiển một cách có hiệu quả và năng suất. Một số công ty khác có thể sẽ đánh giá cách làm thế nào để tăng tốc phát triển phần mềm với các công cụ hỗ trợ tổng quát AI tạo sinh. Đồng thời, các nhà cung cấp có thể xác định cách cung cấp tốt nhất khả năng AI tạo sinh và cách kiếm tiền từ chúng. Đầu tư vào AI tạo sinh mang tính sáng tạo và gia tăng thử nghiệm trong những tháng tới đây, bối cảnh pháp lý và quy định luật lệ có thể phát triển nhanh chóng, giúp tạo tiền đề cho những ứng dụng AI tạo sinh cụ thể vào nửa cuối năm 2024 và đến năm 2025.
(4) Xét đến các quy định cho lĩnh vực công nghiệp công nghệ:
Chính phủ các nước trên khắp thế giới hiện đang đánh giá tác động của nền tảng công nghệ lớn và mạng xã hội gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong những tháng tới đây, các quy định luật lệ mới ở Liên minh Châu Âu (EU) và Hoa Kỳ có thể sẽ có hiệu lực, góp phần thúc đẩy các công ty công nghệ ưu tiên bảo vệ dữ liệu, giảm thiểu tác hại và đạo đức sử dụng AI tạo sinh cũng như cam kết đạt được các mục tiêu phát triển toàn cầu bền vững. Mức tối thiểu thuế toàn cầu sẽ được đưa ra nhằm mục đích bịt các lỗ hổng và buộc các công ty công nghệ phải trả nhiều tiền hơn, đồng thời các khoản tín dụng và ưu đãi đầu tư mới sẽ được thiết kế để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới. Với sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp, nhóm cố vấn pháp lý, kế toán và tài chính thì các công ty công nghệ có thể biến việc nâng cao những nỗ lực tuân thủ thực thị thành lợi thế cạnh tranh của chính mình.
Mỗi mục tiêu chiến lược trên đại diện cho một cơ hội chiến lược cho các công ty công nghệ trong việc giảm thiểu rủi ro, đồng thời tạo tiền đề cho sự tăng trưởng bền vững trong vòng từ 12 đến 18 tháng tới. Đầu tư thận trọng vào khả năng phục hồi chuỗi cung ứng và quản trị dữ liệu có thể đóng vai trò như một hàng rào chống lại những thay đổi về địa chính trị và quy định luật lệ, trong khi AI tạo sinh vẫn có thể hợp lý hóa hoạt động trong thời gian trước mắt và tăng tốc nỗ lực đổi mới trong dài hạn.
Tìm kiếm sự quay trở lại với sự trợ giúp điện toán đám mây, AI và an ninh mạng: Lãi suất cao, sự lo lắng về khả năng nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, và những thách thức địa chính trị đã góp phần làm suy yếu nhẹ chi tiêu công nghệ trong nền kinh tế toàn cầu vào năm 2023 vừa qua. Đối mặt với tốc độ tăng trưởng doanh thu giảm tốc, nhiều các công ty công nghệ đã tăng cường sa thải nhân viên vào năm ngoái, đồng thời tiếp tục điều chỉnh lực lượng lao động sau khi tiến hành những đợt tuyển dụng rầm rộ trong những năm trước đó. Hiện tại bây giờ thì các công ty công nghệ có thể nhìn thấy ánh sáng phía đường chân trời: Các nhà kinh tế tỏ ra lạc quan hơn về nền kinh tế Hoa Kỳ nói chung cũng như giảm nguy cơ suy thoái kinh tế vào năm 2024 xuống dưới mức 50%. Phân tích của Deloitte xác định độ rủi ro chỉ ở mức 20%.
Đối với lĩnh vực công nghệ nói riêng, các nhà phân tích cũng tỏ sự lạc quan về tiềm năng quay trở lại mức tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024 và với triển vọng mạnh mẽ hơn vào năm 2025. Các dự báo về tăng trưởng chi tiêu trong lĩnh vực công nghệ thông tin toàn cầu trong năm 2024 bao gồm phạm vi từ 5,7% đến 8%.
Hện có những chỉ dấu cho thấy các khía cạnh của sự phục hồi lĩnh vực công nghệ có thể đang xảy ra trên toàn cầu. Vào năm 2023, giá trị cổ phiếu của cái gọi là Magnificent Seven (bảy công ty công nghệ lớn nhất Hoa Kỳ) đã tăng vọt, vượt trội hơn so phần còn lại của Chỉ số S&P 500. Chỉ số Nasdaq Composite là một chỉ số thị trường chứng khoán bao gồm hầu hết tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq, trong đó tỷ trọng cho cổ phiếu công nghệ chiếm mức cao nhất với việc chỉ số tổng hợp chỉ mất có 18 tháng để phục hồi tới 80% mức cao nhất mọi thời đại năm 2021 so với việc phải mất ít nhất 14 năm để lấy lại 80% mức đỉnh cuộc khủng hoảng dot-com năm 2000 trước đó. Trong phạm vi nhỏ hơn, các công ty công nghệ khởi nghiệp vẫn tiếp tục phải đối mặt với hoạt động giao dịch và định giá đầu tư mạo hiểm (venture capital –VC) thấp hơn song Deloitte kỳ vọng việc điều chỉnh định giá có thể thúc đẩy sự quan tâm đổi mới đến từ các nhà đầu tư mạo hiểm và người mua doanh nghiệp công nghệ.
Năm 2023, hoạt động IPO công nghệ nổi bật là việc chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng (nhà đầu tư) cũng đã tăng lên sau sự sụt giảm đáng kể từ cuối năm 2021 được coi là sự báo hiệu khởi đầu của một xu hướng tích cực cho phép nhiều
công ty công nghệ thoát khỏi sự trì trệ một cách thành công. Mặc dù đạt được một số kết quả tích cực về mặt các chỉ số song các CEO công ty công nghệ nên thận trọng với những rủi ro hiện vẫn đang diễn ra và xây dựng các chiến lược thận trọng của riêng mình để phát triển mạnh mẽ trong năm 2024.
Điều gì có thể giúp thúc đẩy sự phục hồi lĩnh vực công nghệ này? Đầu tư công nghệ thông tin toàn cầu đang được dự báo sẽ được thúc đẩy chủ yếu bởi mức tăng trưởng hai con số trong chi tiêu cho phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin trong năm 2024. Các nhà phân tích ước tính rằng chi tiêu công dịch vụ đám mây (public cloud hay đám mây công cộng) là một nền tảng sử dụng mô hình điện toán đám mây tiêu chuẩn để làm cho các tài nguyên có thể sử dụng được từ xa, sẽ tăng hơn 20% và họ nhận thấy trước nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ hơn về an ninh mạng. Đầu tư vào AI (không cụ thể phải là AI tạo sinh) cũng được coi là góp phần vào tăng trưởng chi tiêu chung về lĩnh vực công nghệ. Các nhà kinh tế đã đưa ra dự báo các khoản đầu tư liên quan đến AI tạo sinh có thể đạt tới doanh thu 200 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2025 mà dẫn đầu đó là thị trường Hoa Kỳ. Những người hưởng lợi từ nguồn chi tiêu đó bao gồm các công ty tạo lập và đào tạo các mô hình AI, cung cấp cơ sở hạ tầng để chạy AI (chẳng hạn như dịch vụ điện toán đám mây) và cung cấp ứng dụng hoặc dịch vụ AI.
Tại cuộc thăm dò khảo sát (Q4/2023) nêu trên của Deloitte đối với các CEO công ty công nghệ cũng giúp củng cố thêm quan điểm cho các nhà phân tích khi đề cập đến việc họ sử dụng công nghệ nào dự báo sẽ đem lại sự tăng trưởng cao nhất trong lĩnh vực công nghệ trong vòng 12 tháng tới đây thì tất cả họ đã đưa ra sự chọn lựa lần lượt đứng đầu danh sách các công nghệ hàng đầu là trí tuệ nhân tạo AI, điện toán đám mây và an ninh mạng (tương ứng với 52%, 47% và 40%).
Thế còn đối với AI sáng tạo, một công nghệ đã gây sốt khi chiếm được sự chú ý của các CEO công ty công nghệ và thúc đẩy một làn sóng đáng quan tâm thử nghiệm trong năm qua thì ra sao? Thực tế, Deloitte cũng kỳ vọng tốc độ tăng trưởng AI tạo sinh trong năm 2024 tuy chỉ ở mức khiêm tốn với việc ứng dụng và chi tiêu gia tăng trong nửa sau năm2024, sau đó dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn vào năm 2025. Các CEO công ty công nghệ cũng tỏ ra lạc quan về khoản chi tiêu AI tạo sinh sắp xảy ra khi mà có tới hơn một phần tư (27%) số CEO trả lời khảo sát của Deloitte đã chọn lựa AI tạo sinh là một trong ba động lực tăng trưởng hàng đầu của lĩnh vực công nghệ trong năm 2024. Có lẽ do mức độ đầu tư hoặc nỗ lực cần thiết cho việc tạo ra quy mô đầy đủ các sáng kiến AI tạo sinh nên những CEO khác từ các công ty công nghệ hàng đầu lớn hơn (những công ty có hơn 10.000 nhân viên hoặc doanh thu hơn 10 tỷ USD) đã chọn lựa AI tạo sinh ở mức tỷ lệ cao hơn so với những CEO khác. Đáng chú ý, các gã khổng lồ công nghệ đã có kế hoạch đầu tư hàng tỷ đô-la trong mảng AI tạo sinh được cho là có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phục hưng của lĩnh vực công nghệ.
Tiếp theo là vấn đề chiến lược an ninh mạng cũng được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự quay trở lại tăng trưởng lần này. Các nhà phân tích dự báo chi tiêu toàn cầu cho an ninh mạng và quản lý rủi ro sẽ chứng kiến mức tăng trưởng lên hai con số từ năm 2023 đến năm 2024. Động lực thúc đẩy tăng trưởng bao gồm bối cảnh mối đe dọa dai dẳng, ứng dụng khuôn khổ áp dụng điện toán đám mây AWS (AWS CAF) đang diễn ra và làm việc từ xa cũng như sự xuất hiện của AI tạo sinh và sự hình thành phát triển các quy định quản lý và bảo mật dữ liệu. Trong khi đối với việc ứng dụng AI tạo sinh tiến triển nhanh chóng có thể phơi bày các tổ chức tiến hành các cuộc tấn công mới phía bên ngoài và mang tính kỹ thuật đối với các công ty công nghệ thì AI tạo sinh cũng có thể đóng một vai trò then chốt trong việc gia tăng phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vi phạm có thể xảy ra.
Trong khi đó, sự gia tăng trong hoạt động mua bán và sáp nhập công ty công nghệ (M&A) trong năm 2024 cũng sẽ là một chỉ dấu khác của sự phục hưng lĩnh vực công nghệ song dự báo còn lâu mới đạt được sự chắc chắn. Các CEO công ty công nghệ có tuân theo truyền thống khi coi công nghệ chiến lược M&A là động cơ tăng trưởng với chi phí đầu tư tài chính tiếp tục tăng cao song đối với những lãnh đạo khác thì nhận thấy việc đã tập trung vào việc siết chặt thắt lưng buộc bụng trong năm 2023 vừa qua lại tỏ ra đáng thất vọng đối với M&A công ty công nghệ khi mà khối lượng giao dịch và tổng giá trị thị trường của những giao dịch đó vẫn thấp hơn nhiều so với mức cao nhất năm 2021. Tuy vậy, vẫn có mặt tích cực là một số ít các giao dịch công ty công nghệ đạt trị giá hàng tỷ đô-la đã đem lại cho các nhà phân tích một lý do để kỳ vọng vào một làn sóng có thể chuyển sang M&A công ty công nghệ trong những tháng tới đây. Công nghệ hướng tới năng suất và cải thiện hiệu quả, bao gồm tự động hóa công nghiệp và quyết định nền tảng kinh doanh thông minh (BI Platforms là một trong những công cụ hỗ trợ doanh nghiệp truy cập thông tin quan trọng, hỗ trợ phân tích và đưa ra quyết định một cách nhanh chóng) thì được coi là có khả năng khơi dậy đổi mới hoạt động giao dịch M&A. Do vậy, AI tạo sinh cũng có thể là động lực khi mà các công ty công nghệ có thể ứng dụng công nghệ và kỹ năng chuyên môn AI thông qua việc M&A thay vì xây dựng năng lực của chính công ty mình.
Các câu hỏi chiến lược cần xem xét:
(1) Doanh nghiệp sẽ điều hướng trong bối cảnh kinh tế đang phát triển như thế nào khi mà chi phí vay tiếp tục ở mức cao và tình hình địa chính trị vẫn đang tiếp diễn những thách thức trong khi vẫn phải đạt được mục tiêu tăng trưởng của công ty?
(2) Doanh nghiệp đã đánh giá cách ứng dụng AI mà cụ thể là AI tạo sinh có thể giúp gia tăng năng suất và hiệu quả lợi nhuận cũng như đã xem xét cách nhúng khả năng AI tạo sinh (tức là phương pháp chuyển đầu vào thành một biểu diễn khác dễ dàng xử lý hơn đối với máy tính thường là các véc-tơ) vào các sản phẩm và dịch vụ có thể giúp thúc đẩy doanh thu và lợi thế cạnh tranh của công ty công nghệ?
(3) Doanh nghiệp thực hiện liên tục đánh giá cảnh quan mối đe dọa an ninh mạng hay không và theo kịp với những tiến bộ mới nhất trong bảo mật và quản lý rủi ro? Hiện có phải công ty công nghệ đang xem xét cách AI tạo sinh có thể đóng vai trò gì trong việc giúp tăng cường khả năng phòng vệ của công ty?
(4) Làm thế nào doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng lực lượng lao động có sự kết hợp phù hợp giữa kỹ năng để thành công trong cạnh tranh? Doanh nghiệp có tập trung vào việc xây dựng chuyên môn trong các lĩnh vực tăng trưởng, đặc biệt là điện toán đám mây, AI tạo sinh và an ninh mạng?
(5) Doanh nghiệp có đang xem xét chiến lược mua lại M&A để bổ sung cho khả năng hiện có, giúp đổi mới sáng tạo và mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường, thậm chí tăng cường những tài năng của công ty?
Tạo sự cân bằng giữa toàn cầu hóa và sự tự chủ
Bản chất liên kết toàn cầu của lĩnh vực công nghệ với chuỗi cung ứng toàn cầu, sản xuất quốc tế và trung tâm phát triển sẽ làm cho lĩnh vực này rất dễ bị tổn thương trước những cú sốc toàn cầu bao gồm thiên tai, đại dịch và căng thẳng địa chính trị.
Khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng không còn đơn giản là sự thận trọng nữa bởi vì nó đóng vai trò rất quan trọng. Nhằm giúp làm giảm thiểu rủi ro do gián đoạn, các gã khổng lồ công nghệ trên thế giới đang đa dạng hóa địa điểm sản xuất và phát triển cũng như chuỗi cung ứng của họ nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp hoặc quốc gia duy nhất. Các CEO công ty công nghệ bây giờ thường xem việc thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp là điều bắt buộc trên toàn thế giới và mở rộng hoạt động trên nhiều khu vực đáng tin cậy khác nhau. Tất cả các thành phần sản phẩm quan trọng và các yếu tố của chuỗi giá trị đều cần có các nguồn dự phòng và thay thế. Hơn nữa, các công ty công nghệ cũng nên hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp để đảm bảo khả năng phục hồi và tính linh hoạt trong toàn bộ mạng lưới sản xuất của mình.
Khi bức tranh toàn cảnh địa chính trị tiếp tục thay đổi thì chính phủ các nước trên thế giới đang xác định lại chính sách thương mại của họ. Do vậy, các công ty công nghệ cũng nên theo dõi những thay đổi này và điều chỉnh chiến lược của họ sao cho phù hợp với tình hình mới. Quốc gia và các khối thương mại thường đưa ra các ưu đãi, trợ cấp và thuế tín dụng nhằm khuyến khích việc nội địa hóa chuỗi cung ứng công nghệ và đổi mới sáng tạo các trung tâm hubs về công nghệ. Khuynh hướng này đặc biệt trở nên rất rõ ràng trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, nơi mà cả Hoa Kỳ và Châu Âu đang đạt được những thành tựu đáng kể trong việc đầu tư nâng cao năng lực sản xuất chip bán dẫn tiên tiến trong nước, đặc biệt là sản xuất các nút (nodes) xử lý tiên tiến, đồng thời cũng đang tăng cường việc lắp ráp và khả năng đóng gói chip tiên tiến cho dù còn ở mức cơ bản thấp cũng như lập kế hoạch chiến lược bao gồm các đánh giá, theo dõi và báo cáo về tính bền vững, đảm bảo mức tín dụng tối đa và tuân thủ thực thi các quy định của từng nước và các quy định quốc tế khác liên quan.
Sau khi xảy ra tình trạng thiếu chip tiên tiến nghiêm trọng bắt đầu vào năm 2020, Chính quyền Hoa Kỳ đã ngay lập tức thông qua đạo luật Khoa học và CHIPS (2022) cung cấp gói hỗ trợ tài chính trị giá 52 tỷ USD để thúc đẩy nghiên cứu và sản xuất của ngành bán dẫn trong nước. Hiện các nhà sản xuất chất bán dẫn đang nỗ lực xác định những phần nào trong chuỗi cung cấp của họ thì phải được sản xuất ở trong nước (onshoring), những bộ phận nào khác thì có thể ở các quốc gia láng giềng thân thiện (nearshoring) và những phần nào thì có thể được được xử lý và sản xuất tại các quốc gia được coi là đồng minh (friendshoring). Đối với một số công ty công nghệ, đặc biệt là về phần cứng và nhà sản xuất điện tử thì việc đưa toàn bộ khâu sản xuất chất bán dẫn tiên tiến về trong nước có thể là điều không thực tế hoặc không khả thi song sự kết hợp giữa onshoring và friendhoring có thể giúp cung cấp một hàng rào ngăn chặn sự bất ổn hiện đang gia tăng.
Khi mà xác định được các điểm tắc nghẽn tiềm ẩn và phương thức tái cơ cấu các hoạt động và quy trình sản xuất nhằm cải thiện khả năng phục hồi thì các công ty công nghệ cũng có thể tập trung vào việc xây dựng tính dư thừa (redundancy: tức là sự cung cấp thêm các linh kiện hoặc thiết bị làm việc để đảm bảo hoạt động liên tục sau khi xảy ra sự cố) trong các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng như nguồn nhân tài. Trong khi đó, các cuộc khủng hoảng địa chính trị gần đây nhấn mạnh những rủi ro của việc phụ thuộc quá nhiều vào tài năng công nghệ ở bất kỳ công ty công nghệ nào. Các CEO công ty công nghệ nên xem xét việc mở rộng lực lượng lao động của mình ở các khu vực an toàn, đồng thời quan tâm đến các chức năng và vai trò then chốt được đóng góp. Đào tạo việc làm và nhu cầu đào tạo chuyên môn về lĩnh vực công nghệ tiếp tục phát triển bởi những tiến bộ như AI tạo sinh. Việc phân phối lại những lao động tài năng có nghĩa là sự gia tăng hợp tác với các trường đại học và kỹ thuật chuyên ngành thông qua việc hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các trường công nghệ trong nước, các trường dạy nghề và cao đẳng cộng đồng cũng như hỗ trợ các trường đại học quốc gia, nơi sẽ thúc đẩy các lĩnh vực đào tạo như STEM (science, technology, engineering và mathematics: khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học).
Ngoài ra, các công ty công nghệ còn có thể tăng cường khả năng phục hồi trong hoạt động và chuỗi cung ứng của mình thông qua các sáng kiến hợp tác đầu tư và chia sẻ kiến thức với các kênh đối tác, nhà sản xuất theo hợp đồng và nhà cung cấp, điều này có thể liên quan đến việc giúp đỡ các nhà cung cấp về phê duyệt và hậu cần khi họ làm việc để thiết lập các cơ sở ở các khu vực khác nhau cũng như cung cấp tài năng thiết yếu, kỹ thuật và trình độ quản trị hành chính khi họ khởi động các hoạt động mới.
Trong suốt năm 2024, các công ty công nghệ có thể sẽ tiếp tục ưu tiên tính bền vững và khả năng phục hồi nhằm đạt được sự cân bằng phù hợp giữa toàn cầu hóa và sản xuất trong nước onshoring/tự lực (self-reliance). Các công ty công nghệ nên tiếp tục hoạt động toàn cầu hóa của mình để tận dụng lợi thế về chi phí sản xuất và lao động thấp hơn, khả năng tiếp cận nhân tài lớn hơn và đổi mới sáng tạo nhanh hơn, đồng thời cũng nên xem xét các thành phần quan trọng onshoring hoặc tự cung cấp và hoạt động để giảm thiểu rủi ro do sự gián đoạn chuỗi nguồn cung toàn cầu.
Các câu hỏi chiến lược cần xem xét:
(1) Doanh nghiệp đã đánh giá đầy đủ chuỗi cung ứng hay chưa và các lỗ hổng trong vận hành? Doanh nghiệp có chiến lược cho giảm thiểu rủi ro?
(2) Chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có được thiết kế linh hoạt trong ngắn hạn và bền vững trong dài hạn? Doanh nghiệp có thực hiện các chiến lược đa dạng hóa nguồn cung để đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng?
(3) Doanh nghiệp đã xác định được sự kết hợp phù hợp giữa onshoring, nearshoring và friendshoring hay chưa?
(4) Doanh nghiệp đã đánh giá được sự ổn định của nhân tài trong nước và toàn cầu hay chưa cũng như đảm bảo các chức năng nhiệm vụ quan trọng không tập trung vào khu vực dễ bị tổn thương? Có cách nào để phân phối tài năng công nghệ của doanh nghiệp để làm cho nó trở nên mạnh mẽ hơn trước những gián đoạn toàn cầu?
Tạo tiền đề cho sự tăng trưởng với AI tạo sinh
Trong năm vừa qua, AI tạo sinh đã khơi dậy trí tưởng tượng của các công ty công nghệ khi đã mở ra những đường hướng mới cho đổi mới sáng tạo, thúc đẩy làn sóng khởi nghiệp và trở thành sự cân nhắc chiến lược cho nhiều công ty công nghệ lớn nhất thế giới. Năm 2024 này sẽ là thời điểm chuyển tiếp khi các CEO công ty đánh giá phương cách phân phối và kiếm tiền tốt nhất thông qua AI tạo sinh cũng như cách tích hợp công nghệ vào hoạt động sản xuất và cách thức giải quyết những thách thức đáng kể xung quanh quyền riêng tư dữ liệu, bản quyền và các quy định luật lệ mới ban hành.
Đổi mới sáng tạo với AI tạo sinh
Trong năm qua, các công ty công nghệ Hoa Kỳ đã tập trung mạnh mẽ vào phát triển AI tạo sinh đưa phép nhúng (embedding) nó vào các dịch vụ và báo hiệu kế hoạch tăng gấp đôi cũng như giảm mức đầu tư của công ty họ. Trong toàn lĩnh vực công nghệ, nhiều công ty đã, đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về cách thức tăng cường sản phẩm và dịch vụ của họ kết hợp với AI tạo sinh để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường. Về mặt phần mềm, Deloitte đã dự báo gần như tất cả các công ty phần mềm doanh nghiệp sẽ nhúng AI tạo sinh vào ít nhất một số sản phẩm của họ trong năm 2024 và gia tăng doanh thu (đối với các công ty này và đối với nhà cung cấp điện toán đám mây về khả năng xử lý AI tạo sinh), sẽ tiếp cận thu nhập dự báo đạt 10 tỷ USD vào cuối năm nay. Deloitte cũng kỳ vọng năm 2024 cũng sẽ là một năm chuyển tiếp khi các công cụ phần mềm hỗ trợ phát triển AI tạo sinh ra mắt và ứng dụng cũng như doanh thu bắt đầu có chiều hướng tăng lên, giúp thiết lập giai đoạn tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ hơn vào năm 2025. Về mặt phần cứng, trước mắt Deloitte mong đợi vào sự nâng cấp các chip bán dẫn tiên tiến và hệ thống máy chủ xử lý AI tạo sinh sẽ vượt mốc doanh thu 50 tỷ USD ngay trong năm 2024.
Một vài công ty công nghệ liên quan đến AI tạo sinh có trải nghiệm tăng mức đánh giá trong năm 2023 là bởi một phần do xuất hiện sự phấn khích xung quanh tiềm năng của công nghệ tiên tiến này song hiện họ vẫn đang tìm cách để kiếm tiền và thu lợi nhuận từ AI tạo sinh. Triển khai và nhân rộng AI tạo sinh liên quan đến các hệ thống máy chủ hạng nặng chứa đầy các thiết bị đắt tiền, chip bán dẫn tiên tiến ngốn nhiều điện và chi phí vận hành có thể dao động từ 0,01 USD tới 0,36 USD cho mỗi yêu cầu truy vấn (query) thông tin AI tạo sinh. Một số nhà cung cấp ước tính chi phí mỗi người dùng mỗi tháng (per user per month-PUPM) hiện có thể đang bị mất tiền do những người sử dụng dịch vụ này nhiều hơn dự kiến. Deloitte kỳ vọng các công ty công nghệ sẽ tiếp tục vật lộn với việc làm thế nào để biến AI tạo sinh thành doanh thu tăng lên đang được thực nghiệm với nhiều mô hình định giá khác nhau (chẳng hạn như dựa trên mức tiêu dùng, PUPM, hoặc một cách tiếp cận kết hợp).
Các CEO công ty công nghệ cũng nên xem xét cách ứng dụng và cung cấp chức năng công nghệ mới này một cách tốt nhất. Điều này có thể còn liên quan đến việc sử dụng các giải pháp “có sẵn” từ các nhà cung cấp công nghệ và điện toán đám mây có tích hợp AI tạo sinh, xây dựng các giải pháp độc quyền của riêng mình (có thể rất tốn kém), hoặc hợp tác với các nhà đồng phát triển.
Các công ty công nghệ cũng còn có thể sử dụng tất cả các phương pháp này để kết hợp AI tạo sinh nhúng vào các dịch vụ hiện có hoặc mới. Một khả năng nữa là AI tạo sinh sẽ phát triển thành một hệ sinh thái nơi những người chơi lớn cung cấp nền tảng và các mô hình theo ngữ cảnh như hàng hóa, trong khi các bên vẫn bổ sung xây dựng khả năng và chức năng nêu trên nhằm đáp ứng các nhu cầu cụ thể của từng khách hàng.
Tập trung vào năng suất
Tương tự như các đối tác trong các ngành công nghiệp khác, nhiều CEO công ty công nghệ đang thực nghiệm việc nhúng các khả năng của AI tạo sinh vào quy trình công việc để hỗ trợ các chuyên gia và tăng cường quy trình sản xuất kinh doanh của họ. Ở giai đoạn này, nhiều công ty công nghệ đã tập trung vào việc tối ưu hóa năng suất và hiệu quả. Một cuộc thăm dò khảo sát gần đây của Deloitte về các CEO phụ trách mảng tiếp thị nhận thấy rằng có tới 26% đã sử dụng AI tạo sinh (ví như đối với nội dung tiếp thị) và 45% khác dự kiến cũng sẽ sử dụng nó vào cuối năm 2024. Theo ước tính, các công ty công nghệ sử dụng AI tạo sinh đã giúp họ tiết kiệm được hơn 11 giờ làm việc mỗi tuần.
Hiện AI tạo sinh đang được sử dụng để hỗ trợ việc bán hàng, từ khâu phiên dịch các tài liệu theo yêu cầu của khách hàng để phát triển các đề xuất và ưu tiên khách hàng tiềm năng đến cải thiện dịch vụ khách hàng (ví như giúp trợ lý ảo trả lời các câu hỏi và giải quyết vấn đề và thậm chí dự báo nhu cầu của khách hàng trong tương lai). Kết quả nghiên cứu trên cũng đã tiết lộ hơn 8 trong số 10 chuyên gia bán hàng được khảo sát nhận thấy việc sử dụng AI tạo sinh đã giúp họ tăng tốc độ giao tiếp với khách hàng và tăng doanh số bán hàng, trong khi đó thì 9 trên 10 chuyên gia dịch vụ tin tưởng điều đó cũng đã giúp họ giải quyết nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng hơn. Các công ty công nghệ cũng đang thúc đẩy hiệu quả của hỗ trợ văn phòng bằng cách nhúng khả năng xử lý AI tạo sinh vào các chức năng như tài chính và quản lý đơn hàng nhằm đẩy nhanh quá trình báo cáo và sự thật ngầm hiểu, một “bí mật” ẩn sâu trong tâm trí của khách hàng có khả năng tác động và ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của công ty (insights). Các CEO công ty công nghệ cũng nên cân nhắc nơi mà sẽ ứng dụng AI tạo sinh trong công ty của họ để đạt hiệu quả tốt nhất về cải thiện năng suất lao động sản xuất và phương cách họ có thể sử dụng nó để cải thiện sự tương tác khách hàng và tăng cường hỗ trợ công nghệ đổi mới sáng tạo.
Điều đặc biệt quan trọng đối với các công ty đó là các công cụ AI tạo sinh giúp tăng năng suất của lập trình viên và có thể đang trên đà phát triển chuyển đổi việc phát triển phần mềm. Những công cụ này có thể hoạt động như mã hóa và các đối tác thử nghiệm, đề xuất các dòng mã, phát triển bản mẫu mã, viết tài liệu, tạo dữ liệu thử nghiệm tổng hợp và tạo các trường hợp thực nghiệm. Quan một cuộc thăm dò khảo sát gần đây với các nhà phát triển chuyên nghiệp cho thấy có tới 44% số người khi được hỏi cho biết họ đã sử dụng các công cụ AI tạo sinh trong quá trình phát triển và 26% khác có kế hoạch sớm thực hiện điều này và mức tăng năng suất như được báo cáo thì dao động trong phạm vi từ 10% đến 30%. Do vậy, các CEO công ty công nghệ cũng nên đánh giá xem họ hiện đang ở đâu để có thể đưa AI tạo sinh vào quá trình phát triển của công ty họ.
Trong khi đó, những người đã từng ứng dụng AI tạo sinh còn tiến xa hơn trong việc đánh giá của họ, bao gồm các thực nghiệm thực hiện thành công cùng với AI tạo sinh, điều này dẫn tới tập trung vào thách thức đối với việc mở rộng quy mô và vận hành công nghệ này. Việc chuyển sang sử dụng AI tạo sinh trong sản xuất có thể sẽ liên quan đến việc các trường hợp ưu tiên sử dụng thì có giá trị cao nhất, góp phần vạch ra chiến lược AI tạo sinh hướng tới các khả năng cốt lõi cần thiết cho việc thực hiện và xây dựng lộ trình hoàn thành nhiệm vụ.
Tránh những cạm bẫy pháp lý và quy định luật lệ
Việc sử dụng AI tạo sinh đặt ra những thách thức đáng kể xung quanh quyền sử dụng dữ liệu riêng tư và nội dung. Một lĩnh vực đang được các CEO công ty công nghệ quan tâm là liệu các mô hình ngôn ngữ lớn (large language models-LLM) là một mô hình ngôn ngữ nổi bật nhờ khả năng đạt được sự tạo và hiểu ngôn ngữ có mục đích chung, được sử dụng một cách sáng tạo. Để giải quyết những quan ngại trên, một số công ty phần mềm hàng đầu đã cam kết chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp công cụ của họ làm lộ thông tin của khách hàng liên quan đến các khiếu nại vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Một mối quan ngại khác là liệu một công ty có có thể mất quyền kiểm soát dữ liệu của chính nó khi được bổ sung thêm vào các mô hình công khai cho dù đó là do vô tình làm rò rỉ dữ liệu hay do lời cảnh báo của đối thủ kỹ thuật. Do đó, Deloitte kỳ vọng sẽ có thêm nhiều công ty công nghệ khởi đầu đào tạo AI tạo sinh trên dữ liệu doanh nghiệp tư nhân của họ song cách tiếp cận này có thể đặt ra những thách thức xung quanh việc tiếp cận tài năng và bộ vi mạch chuyên dụng xử lý đồ họa (graphics processing unit-GPU). Do vậy, các công ty công nghệ ứng dụng AI tạo sinh nên cân nhắc mức độ rủi ro của các mô hình đào tạo công khai cũng như chi phí và chuyên môn cần thiết để xây dựng các mô hình độc quyền khi họ quyết định cách tiếp cận nào được cho là đúng nhất cho công ty của họ.
Các quy định quốc tế về quyền riêng tư, tác hại tiềm tàng và đạo đức thực tiễn đều cũng nằm ở vị trí cao trong danh sách các mối quan tâm của những người ứng dụng AI tạo sinh. Ví như dự luật AI của EU dự kiến sẽ được thông qua vào Quý 2/2024, với thời hạn thực hiện là 24 tháng đối với hầu hết các nghĩa vụ. Trong khi đó, các công ty công nghệ Hoa Kỳ đang nỗ lực tuân thủ thực thi sắc lệnh hành pháp của Chính quyền tổng thống Joe Biden về việc quản lý sự phát triển và sử dụng AI một cách an toàn và bảo mật (10/2023). Theo đó, sắc lệnh hành pháp trên yêu cầu một số nhà phát triển nhất định của mô hình nền tảng “rất mạnh mẽ” chia sẻ kết quả kiểm tra an toàn với chính phủ, đồng thời cũng sẽ áp đặt các yêu cầu đối với các cơ quan của Liên bang, bao gồm cả việc sử dụng hình mờ chèn ký tự, thông tin cá nhân/doanh nghiệp để xác định nội dung do AI tạo sinh tạo ra cũng như các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và nỗ lực giảm thiểu các thành kiến liên quan.
Các câu hỏi chiến lược cần xem xét:
(1) Doanh nghiệp đã xác định được trường hợp sử dụng và quy trình công việc nào có thể được cải thiện tốt nhất với AI tạo sinh? Doanh nghiệp đã đánh giá nơi họ có thể triển khai AI tạo sinh trong chuỗi giá trị của mình?
(2) Doanh nghiệp đang đánh giá cách AI tạo sinh có thể tạo ra cơ hội cho các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới, và cuối cùng là doanh thu mới?
(3) Lực lượng lao động của doanh nghiệp có bộ kỹ năng phù hợp cho công việc sắp tới với những sáng kiến AI tạo sinh? Ví dụ, doanh nghiệp đã xem xét đào tạo nhân viên hiện có để cải thiện khả năng hiểu biết về AI tạo sinh? Doanh nghiệp đã tuyển dụng được nhân tài phù hợp?
(4) Bối cảnh pháp lý và quy định đang thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch AI tạo sinh của doanh nghiệp? Doanh nghiệp đang cài đặt các rào cản phù hợp với các sáng kiến AI tạo sinh?
Xét đến những quy định cho lĩnh vực công nghệ
Thời gian qua, các nền tảng trực tuyến lớn đã xây dựng được sức mạnh và ảnh hưởng to lớn suốt một thập kỷ qua và các cơ quan quản lý đang xem xét cách giải quyết tốt nhất những rủi ro tiềm ẩn. Các công ty công nghệ thuộc mọi quy mô đều chịu áp lực để đảm bảo bảo vệ dữ liệu, giảm thiểu tác hại và ứng dụng AI tạo sinh một cách có đạo đức và đưa ra cam kết với các mục tiêu bền vững cũng như việc được giao nhiệm vụ xoay vòng để tối đa hóa các khoản tín dụng và ưu đãi thuế trong việc giảm thiểu thuế khóa một cách hiệu quả trước các quy định thuế khóa mới toàn cầu.
Nội dung và ứng xử của công ty
Hiện các công ty công nghệ lớn nhất đang chịu ảnh hưởng của các đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số (digital services act-DSA) và Thị trường kỹ thuật số (digital markets act-DMA) của EU. DSA bao gồm một loạt các quy định mới liên quan đến việc bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ nền tảng trực tuyến và nhà cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm về kiểm duyệt nội dung, sự gian lận và ứng dụng công nghệ của họ một cách vô đạo đức, đồng thời cũng áp đặt các yêu cầu nghiêm ngặt đối với các công ty công nghệ hướng tới người tiêu dùng hiện đang thu thập dữ liệu khách hàng. Trong khi đó, DMA lại yêu cầu các nền tảng loại bỏ các hoạt động cản trở cạnh tranh, bao gồm cả việc cấp cho các doanh nghiệp bên thứ ba và nhà quảng cáo có thêm nhiều quyền truy cập hơn vào dữ liệu và cho phép họ tự do hơn để thu hút khách hàng bên ngoài nền tảng. Một số “các nền tảng lớn” được EU xác định đang thách thức các quy định của họ tại tòa án.
AI ở khắp mọi nơi
Sự phổ biến của AI tạo sinh cũng đã thúc đẩy một làn sóng phát triển quản lý mới. Dự luật AI của EU dự kiến sẽ bắt đầu có hiệu lực trong năm 2024 khi mà gần như đã được hoàn thiện, sẽ áp dụng cách tiếp cận dựa trên rủi ro để xử lý AI tạo sinh, yêu cầu khả năng hiển thị về chất lượng các bộ dữ liệu đã sử dụng, tài liệu kỹ thuật và lưu trữ hồ sơ, cũng như con người giám sát, độ chính xác và an ninh mạng. Dự luật này sẽ được áp dụng cho mọi hệ thống AI đưa ra kết quả được sử dụng ở EU và dự kiến sẽ tác động đến nhà cung cấp AI tại Hoa Kỳ.
Tại Hoa Kỳ, ngày 30/10/2023, Tổng thống Joe Biden đã ký sắc lệnh hành pháp nhằm tìm cách thúc đẩy sự an toàn và phát triển bảo mật cũng như ứng dụng AI và đặt ra các yêu cầu liên quan đến việc sử dụng AI trong toàn bộ cơ quan Chính phủ Liên bang. Sắc lệnh hành pháp trên chỉ đạo sự phát triển một cách tự nguyện và bắt buộc liên quan đến hướng dẫn quản lý việc sử dụng AI trong khu vực công và tư nhân, bao gồm hơn 100 chỉ thị của các cơ quan lien bang mà hầu hết sẽ được triển khai trong năm 2024. Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thực thi và đã thành lập Viện An toàn AI của Hoa Kỳ nhằm giúp phát triển hướng dẫn kỹ thuật cho cơ quan Liên bang khác.
Bình đẳng về thuế toàn cầu
Một yếu tố khác mà các công ty công nghệ có thể sẽ gặp phải trong năm 2024 là Trụ cột thứ hai của OECD: Thuế tối thiểu toàn cầu (global minimum tax-GMT). Một số nước thành viên đã thông qua luật trên song còn nhiều người khác thì đang đề xuất quy định pháp lý để kích hoạt các quy tắc của bộ luật trên. Bộ quy tắc này được thiết kế để đảm bảo các công ty đa quốc gia trả tối thiểu 15% bất kể vị trí, loại bỏ khuyến khích đặt trụ sở chính công ty tại các khu vực pháp lý có mức thuế thấp.
Một số yếu tố khác, bao gồm tín dụng và ưu đãi thì đều có thể đem lại hiệu quả thuế suất ở một quốc gia dưới mức 15%, trong trường hợp đó thì các công ty này sẽ phải đóng thuế “bổ sung” để đạt ngưỡng 15%. Điều này có thể làm giảm hoặc loại bỏ lợi ích của sự khuyến khích nêu trên. Đối với lĩnh vực công nghệ, cách thức vận hành những quy tắc này của các khu vực pháp lý khác nhau cũng như cách chúng xác định và xử lý các khoản tín dụng và ưu đãi có thể dẫn đến sự thay đổi hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, các quốc gia có thể chạy đua trong việc xây dựng động lực cho các chương trình mà không có tác động đến thuế suất một cách có hiệu quả.
Tín dụng ESG và tuân thủ thực thi
Thực tế sẽ không có triển vọng pháp lý nào được hoàn thiện nếu không có cuộc thảo luận về yêu cầu báo cáo liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Chỉ thị Báo cáo phát triển bền vững doanh nghiệp (corporate sustainability reporting directive-CSRD) của EU mở rộng số lượng công ty cần thiết để cung cấp sự tiết lộ bền vững từ khoảng 12.000 đến hơn 50.000 doanh nghiệp, đồng thời cũng áp đặt các yêu cầu về tính vật chất kép (double materiality: Làm thế nào thông tin được tiết lộ bởi một công ty có thể quan trọng cả về ý nghĩa của nó đối với giá trị tài chính của công ty cũng như tác động của công ty đối với thế giới nói chung); các công ty phải báo cáo tác động của các nỗ lực ESG đối với hoạt động kinh doanh của họ và những tác động mà chúng dự kiến sẽ gây ra đối với môi trường, nhân quyền và tiêu chuẩn xã hội cũng như rủi ro liên quan đến tính bền vững. Các bộ quy tắc này cũng được áp dụng cho các thực thể đa quốc gia (như gã khổng lồ công nghệ) đáp ứng tiêu chuẩn doanh thu nhất định. Bên cạnh đó, chi nhánh ở Châu Âu của các công ty đa quốc gia này cũng có thể phải cung cấp báo cáo tổng hợp về hoạt động của cả công ty mẹ nữa.
Tại Hoa Kỳ, Hội đồng quản lý mua bán Liên bang đã đề xuất một quy định yêu cầu một số nhà thầu liên bang nhất định công khai lượng phát thải khí nhà kính (GHG) của mình cũng như rủi ro tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu, đồng thời đặt ra các mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học để cắt giảm lượng khí thải CO₂ của họ. Gói “Trách nhiệm về biến đổi khí hậu” nhằm đẩy nhanh tiến độ báo cáo rủi ro tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu và khí thải CO₂ của Hoa Kỳ và có thể toàn cầu, so với những gì hiện được mong đợi theo các chế độ báo cáo khác có thể áp dụng cho các công ty Hoa Kỳ, đã được Thống đốc tiểu bang California ký ban hành thành luật vào mùa thu năm 2023, theo đó yêu cầu doanh nghiệp tiết lộ thông tin về biến đổi khí hậu và báo cáo rủi ro tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu từ bất kỳ công ty nào có doanh thu lớn hơn 1 tỷ USD khi kinh doanh thương mại ở tiểu bang California (Hoa Kỳ).
Tổng hợp lại, những phát triển trên có thể thúc đẩy tăng đầu tư vào an ninh mạng, quản lý dữ liệu và báo cáo các giải pháp ESG. Các công ty công nghệ cũng có thể sẽ được hưởng lợi khi hợp tác với cơ quan quản lý và đóng vai trò tích cực trong việc thực nghiệm sản phẩm của họ và dịch vụ tuân thủ thực thi quy định luật lệ liên quan.
Các câu hỏi chiến lược cần xem xét:
(1) Làm cách nào doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng việc triển khai AI của doanh nghiệp không làm rò rỉ thông tin khi công ty gặp rủi ro pháp lý và pháp lý tiềm ẩn không?
(2) Doanh nghiệp nên khám phá những khoản đầu tư nào vào an ninh mạng và quản trị dữ liệu để đạt được sự tuân thủ với các quy định mới về bảo vệ người tiêu dùng?
(3) Doanh nghiệp có thể tận dụng các hộp cát (sandbox) quy định để thực nghiệm sản phẩm và dịch vụ của mình không?
(5) Làm thế nào doanh nghiệp có thể lập mô hình các kịch bản thuế tiềm năng ngay bây giờ để thông báo quyết định hoạt động cho giai đoạn 2024–2025?
(5) Làm thế nào doanh nghiệp có thể tối đa hóa tín dụng và ưu đãi ESG trong khi duy trì mức thuế hiệu dụng của chúng ta?
Những chỉ dấu cho tương lai
Năm 2024 sẽ chứng kiến lĩnh vực công nghệ đang chuẩn bị quay trở lại tăng trưởng. Các công ty công nghệ có thể tự bảo vệ mình chống lại sự gián đoạn toàn cầu trong tương lai bằng cách thiết kế một sự cân bằng giữa toàn cầu hóa và sự tự lực, và họ cũng chuẩn bị cho một loạt các quy định dự kiến sẽ ban hành trong tương lai. Sự chuẩn bị này có thể sẽ liên quan đến việc tăng gấp đôi việc quản trị dữ liệu, an ninh mạng và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, đồng thời, hiện tại, các công ty công nghệ đang coi AI tạo sinh như một cách để đạt được hiệu quả cao hơn trong thời gian ngắn, coi đây như một phương cách để thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng cho chính họ và các lĩnh vực khác trong dài hạn.
Trong năm 2024, các công ty công nghệ sẽ tiếp tục phát triển tìm kiếm các chỉ dấu tiềm ẩn của sự thay đổi trong thị trường, bao gồm:
- Các điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi có thể ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh, sản phẩm và các quyết định về dịch vụ cũng như cơ cấu lực lượng lao động.
- Cơ hội phát triển ví như việc đưa ra các quyết định chiến lược M&A để mở rộng quy mô, khả năng và tài năng trong các lĩnh vực mới, chẳng hạn như AI tạo sinh.
- Những thay đổi về chính sách thương mại của chính phủ các nước hoặc các biện pháp khuyến khích nội địa hóa nguồn cung chuỗi công nghệ, điều này có thể gây ra điều chỉnh nhu cầu chiến lược một cách nhanh chóng.
- Dấu hiệu bất ổn địa chính trị gia tăng hoặc những gián đoạn toàn cầu khác có thể
yêu cầu việc chuyển đổi nhanh chóng sang các nhà cung cấp hoặc địa điểm thay thế khác.
- Cơ hội mở rộng các trung tâm R&D hiện có và thiết lập nguồn nhân tài mới tại nơi phát triển thân thiện.
- Những thay đổi về cách phân phối và kiếm tiền từ AI tạo sinh.
- Sự chuyển đổi từ trợ lý AI tạo ra một tác nhân sang nhiều tác nhân cung cấp quy trình tự động hóa kinh doanh.
- Giải quyết các vụ kiện cáo buộc rằng LLM được đào tạo về dữ liệu bảo vệ bản quyền, cũng như các vụ kiện xung quanh việc kiểm duyệt nội dung và các hoạt động kinh doanh không công bằng, điều này có thể sẽ tạo ra những tiền lệ và bài học quan trọng.
- Giới thiệu các biện pháp bảo mật bổ sung và kiểm soát người dùng nâng cao bằng cách những gã khổng lồ công nghệ về nền tảng hướng tới người tiêu dùng để đảm bảo tuân thủ thực thi các quy định của EU và chuẩn bị đáp ứng cả yêu cầu quy định luật lệ của Hoa Kỳ./.
Deloitte dự báo triển vọng ngành bán dẫn toàn cầu năm 2024 Báo cáo “Triển vọng ngành bán dẫn toàn cầu năm 2024” của hãng Deloitte nhằm xác định các vấn đề chiến lược và cơ hội để các công ty bán dẫn và các bộ phận khác liên quan của chuỗi cung ứng bán dẫn cân nhắc trong năm nay, bao gồm các tác động, hành động chính cần thực hiện và các thắc mắc quan trọng đặt ra và giải đáp với mục tiêu giúp trang bị cho các công ty trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn những thông tin cần thiết và tầm nhìn xa để định vị tốt hơn cho một tương lai mạnh mẽ và phát triển. |
Tuấn Hùng
Deloitte